Thông qua chỉ số huyết áp chúng ta có thể xác định được huyết áp bình thường, huyết áp cao hay huyết áp thấp. Vậy cụ thể chỉ số huyết áp là như thế nào? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
Chỉ số huyết áp là gì?
Chỉ số huyết áp là thông số huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu của cơ thể (được viết dưới dạng tỉ số) giúp xác định được tình trạng huyết áp của bản thân ở mức bình thường, cao hay thấp để kịp thời có phương pháp điều trị phù hợp. Đơn vị của chỉ số huyết áp là mmHg (milimet thủy ngân).
- Huyết áp tâm thu là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu xảy ra khi tim co bóp.
- Huyết áp tâm trương là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu, xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng.
Ngoài bác sĩ, những người có chuyên môn thì bây giờ chỉ cần nhìn vào bảng chỉ số huyết áp chuẩn bản thân chúng ta cũng có thể biết được tình trạng huyết áp của mình trong thời điểm hiện tại.
Ý nghĩa của chỉ số huyết áp
Khi huyết áp ở mức độ bình thường thì cơ thể của bạn khỏe mạnh. Khi tiến hành đo huyết áp, kết quả sẽ hiển thị ở hai con số, một con nằm phía trên và một con nằm phía dưới như phân số. Ví dụ như: 110/80 mmHg, trong đó:
- Số phía trên (110) là huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu.
- Số phía dưới (80) là huyết áp tối thiểu hay chính là huyết áp tâm trương.
Theo chỉ số phân tích, nếu chỉ số huyết áo càng cao thì điều đó chứng tỏ sức hoạt động của tim luôn liên tục nhằm bơm máu đi khắp cơ thể. Trong đó:
- Chỉ số huyết áp bình thường khoảng: 120/80 - 90/60mmHg.
- Chỉ số huyết áp thấp: Tối đa < 90 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu < 60mmHg.
- Chỉ số huyết áp cao: Tối đa >140 mmHg hoặc tối thiểu > 90mmHg.
Đặc biệt, khi chỉ số huyết áp vượt trên mức 180/100mmHg thì tình trạng sức khỏe của bạn đang ở mức cảnh báo. Lúc này, cơ thể sẽ kèm theo những triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, đầu óc choáng váng, khó thở, tức ngực, mắt mờ, cơ mặt mất kiểm soát. Trong trường hợp này nếu không được cấp cứu sẽ rất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm, nhất là đột quỵ - một biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp dễ dẫn đến tử vong.
Trong lúc này, tốt nhất bạn phải thật bình tĩnh, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Nếu rơi vào tình trạng này nhiều lần thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kịp thời tìm phương pháp điều trị. Ở Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh huyết áp cao rất lớn. Nhiều ca cấp cứu đột quỵ vì huyết áp tăng cao đột biến dẫn đến tử vong càng nhiều. Do đó, chúng ta phải thật chú trọng đến vấn đề này.
Bảng chỉ số huyết áp chuẩn theo độ tuổi, giới tính
Thực tế, không phải ai cũng nắm được bảng huyết áp chuẩn. Nếu bạn rơi vào tình trạng thường xuyên bị cao hoặc thấp huyết áp cần có máy đo huyết áp tại nhà và hơn hết là nắm được bảng chỉ số huyết áp chuẩn.
Độ tuổi |
Nam |
Nữ |
HA tối đa |
HA tối thiểu |
HA tối đa |
HA tối thiểu |
15 - 19 tuổi |
120 |
70 |
111 |
67 |
20 - 29 tuổi |
124 |
75 |
114 |
69 |
30 - 39 tuổi |
126 |
79 |
118 |
73 |
40 - 49 tuổi |
130 |
83 |
126 |
78 |
50 - 59 tuổi |
137 |
85 |
134 |
81 |
60 - 69 tuổi |
143 |
84 |
139 |
81 |
70 tuổi trở lên |
145 |
82 |
146 |
79 |
(Bảng chỉ số huyết áp tiêu chuẩn WHO, HA: Huyết áp, Đơn vị đo là mmHg)
Cách đo huyết áp tại nhà và hướng dẫn đọc chỉ số huyết áp chuẩn
Dựa vào bảng chỉ số huyết áp này, theo từng độ tuổi mà sẽ giúp xác định được tình trạng huyết áp đang trong trạng thái bình thường, cao hay thấp. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chỉ số huyết áp cũng như xác định được tình trạng sức khỏe của mình và người thân để kịp thời điều trị sớm nhất.
Các bài viết, nội dung thông tin trên thuoctimmach chỉ có tính chất tham khảo, bạn đọc không nên dựa theo để tự ý chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám chính xác.