• TRANG CHỦ
  • Bệnh Tim Mạch
  • Bệnh huyết áp
  • Huyết áp thấp
  • Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là một bệnh lý gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con người. Bệnh có thể ở thể nhẹ hoặc xuất hiện thoáng qua nhưng cũng có thể là tinh trạng nguy hiểm, gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về huyết áp thấp để có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này.

           MỤC LỤC
(Bấm vào mục bạn muốn xem)

  1. Huyết áp thấp là gì?
  2. Triệu chứng của bệnh
  3. Hậu quả của bệnh
  4. Cách xử lý khi bị tụt huyết áp
  5. Nguyên tắc trong điều trị
  6. Bảng chỉ số huyết áp chuẩn theo độ tuổi
     

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp trong máu bị giảm xuống dưới 90/60mmHg, trong đó 90 là giá trị huyết áp tâm thu, 60 là giá trị huyết áp tâm trương. Theo các bác sĩ, bệnh huyết áp thấp không gây nguy hiểm như huyết áp cao, có thể dễ dàng kiểm soát hơn.

Huyết áp: Là áp lực sinh ra khi dòng máu chảy trong các mạch máu tác động lên thành mạch. Sự co bóp và giãn nở đều đặn của tim làm dịch huyết (máu) không ngừng chu chuyển. Khi máu chảy trong các huyết quản (mạch máu) sẽ tạo áp lực lên thành mạch máu, áp lực này gọi là huyết áp. Huyết áp mà người ta thường nhắc đến là chỉ huyết áp đo được ở động mạch lớn (như huyết áp ở trên cánh tay, bắp tay).

Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): Khi tâm thất trái đẩy mạch máu chảy vào động mạch chủ, máu trong động mạch sẽ tăng lên đột ngột, nén chặt huyết quản, lúc này huyết áp ở trong động mạch là cao nhất. Huyết áp đo được lúc này gọi là "huyết áp tối đa". Vì áp lực lúc này xuất hiện trong lúc tim co bóp nên trong y học được gọi là "huyết áp tâm thu".

Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): Khi tim nở ra, máu tạm thời ngừng chảy vào động mạch, dựa vào tính đàn hồi và tác dụng trương lực của huyết quản động lực, tiếp tục đẩy máu chảy về phía trước, áp lực trong động mạch dần dần hạ thấp. Huyết áp đo được khi áp lực trong động mạch xuống tới thấp nhất được gọi là "huyết áp tối thiểu".  Vì áp lực lúc này xuất hiện khi tim nở ra nên trong y học gọi là "huyết áp tâm trương".

Triệu chứng của bệnh

Theo thầy thuốc, bác sỹ quân y Quách Tuấn Vinh thì bệnh huyết áp thấp thường không có các biểu hiện hay triệu chứng đặc hiệu.

Có thể thấy một số biểu hiện hay gặp ở người bệnh huyết áp thấp như: cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, đau tức ngực, cảm thấy khó chịu vùng tim, chán ăn, khó tiêu, mất ngủ, mạch yếu... (Các biểu hiện này có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác).

Để chuẩn đoán được đúng huyết áp thấp phải dựa vào số đo huyết áp.

Nhiều trường hợp người bệnh tụt huyết áp đột ngột dẫn đến tình trạng ngất xỉu.

Người bệnh huyết áp thấp dễ bị chóng mặt, hoa mắt nếu đột ngột đứng dậy hay đột ngột thay đổi tư thế.

Hậu quả của bệnh:

Bệnh huyết áp thấp gây ảnh hưởng rất lớn sức khỏe, công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh huyết áp thấp mãn tính thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, lạnh chân tay sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, sức khỏe yếu, làm việc kém tập trung, không đủ sức khỏe làm việc, dễ bị trầm cảm, suy giảm trí nhớ.

Nếu tình trạng bệnh nặng thì có thể gây choáng, ngất xỉu rất nguy hiểm, đặc biệt khi đang đi bộ hay lái xe trên đường.

Bệnh huyết áp thấp mãn tính, lâu ngày còn là nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não.

Cách xử lý khi bị tụt huyết áp:

Nếu thấy đột nhiên có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi, chân tay lạnh thì cần lập tức cho người bệnh nằm xuống giường (lưu ý gối đầu thấp và chân gác cao để tăng lưu thông máu lên não. Đắp chăn để làm ấm cơ thể).

Tiếp đến cho người bệnh uống một cốc trà gừng nóng. Nếu không có sẵn gói trà gừng thì pha nước đường với gừng hoặc cốc nước đường uống nóng.
Sau đó cho người bệnh huyết áp thấp uống thuốc để nâng huyết áp (theo đơn thuốc của bác sĩ).

Nguyên tắc trong điều trị

Với bệnh huyết áp thấp thì điều quan trọng nhất là người bệnh cần phải hiểu biết đúng về tình trạng bệnh của mình để tránh áp dụng những phương cách sai lầm. 

Đặc biệt: Người bệnh phải hết sức kiên nhẫn trong quá trình điều trị, tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Thực phẩm người bệnh huyết áp thấp không nên ăn:

  • Cà rốt.
  • Cà chua
  • Táo mèo
  • Hạt dẻ nướng, sữa ong chúa.
  • Thực phẩm tính lạnh như: rau bina, cần tây, dưa hấu, đậu xanh, hành tây, hạt hướng dương.

Thực phẩm tốt cho người bệnh huyết áp thấp:

  • Nho khô
  • Nước chanh.
  • Hạnh nhân.
  • Rễ cam thảo.
  • Thực phẩm chứa cafein: cà phê, cola, chocolate nóng, chè đặc.
  • Trứng gà, thịt nạc, sữa, tôm cá, quả lựu, rau rền, rau đay, khoai lang, các loại đậu...

Bảng chỉ số huyết áp chuẩn theo từng độ tuổi

Tuổi Huyết áp thấp Huyết áp bình thường Huyết áp cao
1-12 tháng 75/50 90/60 100/75
1-5 tuổi 80/55 95/65 110/79
6-13 tuổi 96/60 105/70 115/80
14-19 tuổi 105/73 117/77 120/81
20-24 tuổi 108/75 120/79 132/83
25-29 tuổi 109/76 121/80 133/84
30-34 tuổi 110/77 122/81 134/85
35-39 tuổi 111/78 123/82 135/86
40-44 tuổi 112/79 125/83 137/87
45-49 tuổi 115/80 127/84 139/88
50-54 tuổi 116/81 129/85 142/89
55-59 tuổi 118/82 131/86 144/90
60-64 tuổi 121/83 134/87 147/91

Thùy Linh

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi