Cao huyết áp là gì? Triệu chứng, Chuẩn đoán và Cách điều trị

Cao huyết áp là bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao gây ra những biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan tim mạch, não, thận, mắt. Trong y học cao huyết áp còn được gọi là tăng huyến áp hay lên tăng xông trong tiếng Pháp gọi là Hypertension.

Chi số huyết áp cảnh báo bệnh cao huyết áp

  1. Phân loại cao huyết áp
  2. Các giai đoạn phát triển bệnh
  3. Triệu chứng, biểu hiện của cao huyết áp
  4. Chuẩn đoán bệnh cao huyết áp
  5. Nên làm gì khi bị cao huyết áp?
  6. Điều trị cao huyết áp


Huyết áp hiển thị trên 2 chỉ số đo được là huyết áp tâm thu (sytolic) và huyết áp tâm trương (diastolic), chỉ số này thu được dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim, tương ứng với áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng màu lưu thông trong lòng động mạch.

Bệnh nhân bị cao huyết áp khi đo chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cao hơn lần lượt chỉ số 140/90mmHg.

Phân loại cao huyết áp

Có 2 loại tăng huyết áp là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát. Tăng huyết áp nguyên phát là có nguyên nhân rõ ràng ví dụ hút thuốc lá nhiều, làm việc áp lực thường xuyên, uống rượu bia, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, di truyền từ bố mẹ, hậu quả của dùng thuốc... thường chiếm 90 – 95% người bị tăng huyết áp, 5 – 105 còn lại là tăng huyết áp thứ pháp có nguyên nhân là 1 số bệnh tác động lên tim, thận, động mạch, hệ nội tiết.

Tăng huyết áp chính là nguy cơ chính dẫn đến các bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, tắc/phình động mạch, hiện phượng pháp điều trị cao huyết áp dứt điểm chưa có, chỉ có thể giữ huyết áp ổn định bằng việc ăn kiêng, thay đổi chế độ sinh hoạt kết hợp dùng thuốc điều trị định kỳ.

Các giai đoạn phát triển bệnh

Huyết áp biểu thị qua 2 chỉ số: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, trong đó huyết áp tâm thu là áp lực máu trong lòng mạch khi tim đập, huyết áp tâm trương là áp lực máu trong thời gian giữa các lần tim đập nhịp nhàng. 2 chỉ số này cũng thường thay đổi theo độ tuổi, người càng già nguy cơ bị tăng huyết áp càng cao.

Phân loại

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương

mmHg

kPa

mmHg

kPa

Bình thường

90-119

12-15.9

60-79

8.0-10.5

Tiền tăng huyết áp

120-139

16.0-18.5

80-89

10.7-11.9

Giai đoạn 1

140-159

18.7-21.2

90-99

12.0-13.2

Giai đoạn 2

≥160

≥21.3

≥100

≥13.3

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

≥140

≥18.7

<90

<12.0


Nguồn: Trích dẫn từ bảng phân tích của Hiệp hội tim Hoa Kỳ (2003)

Dựa vào bảng phân tích trên có thể thấy bênh cao huyết áp phát triển theo 4 giai đoạn:

  • Tiền cao huyết áp, khi chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường trong ngưỡng dưới 139/89 mmHg. Nếu ở giai đoạn này người bệnh thực hiện thay đổi lối sống, áp dụng chế độ sinh hoạt, tập luyện hàng ngày thì vẫn có thể điều chỉnh được.
  • Giai đoạn 1: Người bệnh cần phải sử dụng thuốc để hỗ trợ việc điều hòa huyết áp.
  • Giai đoạn 2: Bệnh huyết áp đã ở mức độ cao nhất, người bênh có nguy cơ xảy ra các biến chứng cao hơn và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Là khi huyết áp tâm thu tăng nhưng huyết áp tâm trương lại bình thường.
     

Dựa vào chỉ số huyết áp trung bình sau 2 lần lấy lúc đang nghỉ ngơi của bệnh nhân để phân loại huyết áp. Tuy nhiên với người trên 50 tuổi được phân loại là tăng huyết áp nếu huyết áp tâm thu luôn ở mức thấp nhất là 140mmHg và 90mmHg với huyết áp tâm trương. Người có huyết áp cao hơn 130/80mmHg hoặc người đang bị đái tháo đường, bệnh thận thì cần phải có sự điều trị của bác sĩ.

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp thường không có những triệu chứng, biểu hiện đặc trưng nào để báo trước cho người bệnh. Chỉ đến khi người bệnh xảy ra các biến chứng như tai biến mạch máu não hay lên cơn đau tim thì mới có thể phát hiện được.

Triệu chứng của bệnh cao huyết áp không được biểu hiện rõ ràng thường bị nhầm lẫn với một số bệnh thông thường như đau đầu, chóng mặt, chảy máu cam,.... Khi có những triệu chứng này người bệnh nên tiến hành đo huyết áp để theo dõi được chỉ số huyết áp của bản thân hoặc có thể đến gặp các bác sĩ để được thăm khám và chuẩn đoán bệnh sớm nhất.

Chuẩn đoán bệnh cao huyết áp

Để chuẩn đoán người bệnh có bị cao huyết áp hay không ngoài việc đo chỉ số huyết áp thì vẫn cần phải làm các xét nghiệm y tế để đảm bảo việc chuẩn đoán chính xác, các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Điện tâm đồ (ECG)
  • Chụp X-quang
  • Chụp cắt lớp điện toán (CT Scan)
     

Việc xét nghiệm này giúp cho các bác sĩ có thể loại trừ bỏ các nguyên nhân khác có thể gây nên các triệu chứng, biểu hiện của người bệnh. Nếu sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ xác định không có bất kỳ nguyên nhân nào khác thì người bệnh sẽ được chuẩn đoán là bị cao huyết áp.

 Hướng dẫn cách đo chỉ số huyết áp tại nhà

Nên làm gì khi bị cao huyết áp?

Theo trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Đà Nẵng: bản chất của bệnh cao huyết áp là không có triệu chứng điển hình cách tốt nhất là dùng máy đo huyết áp để phát hiện. Nhưng ở 1 số trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng do tăng áp lực máu lên não như đau đầu, mặt đỏ, tai ù, chóng mặt, nôn mửa, hoa mắt... thì nên kiểm tra huyết áp bằng máy hoặc liên hệ với nhân viên y tế.

Xử lý: Để bệnh nhân nằm nghỉ với tư thế thoải mái, 5 – 7 phút đo lại 1 lần, nếu huyết áp vẫn cao như chỉ số ban đầu thì nên uống thuốc hạ huyết áp nhưng nếu bệnh nhân mới đi nắng về hoặc đang nóng giận, cáu gắt thì không nên cho uống thuốc hạ huyết áp.

Điều trị cao huyết áp

Điều trị cao huyết áp là quá trình lâu dài và cần tuyệt đối tuân thể chế độ ăn uống, sinh hoạt của bác sĩ, hiện nay có 3 phương pháp điều trị, hỗ trợ điều trị cao huyết áp như sau:

 Thay đổi lối sống, sinh hoạt

Bao gồm việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ theo lời khuyên của bác sĩ điều trị, tập thể dục đều đặn, sống lạnh mạnh, kiểm soát cân nặng trong giới hạn cho phép. Nếu nghiêm túc điều chính có thể mang đến những kết quả đáng ngờ, hiệu quả cao hơn cả dùng thuốc điều trị. Trong trường hợp nếu huyết áp vẫn cao phải dùng thuốc ngay nhưng vẫn phải tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

Điển hình nhất là loại bỏ các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích, rượu bia ra khỏi thực đơn, nên ăn nhạt, muối không tốt cho người cao huyết áo, ở cả người bình thường cũng không nên ăn quá mặn. Tăng cường các thực phẩm giàu hạt như hạt dẻ, cá, trái cây, rau quả, hạn chế tối đa hấp thu natri.

Tập thể dục, giải tỏa stress để giữ tinh thần luôn được thư giãn.

 Điều trị bằng thuốc

Tổ chức Y tế thế giới WHO và Hoa Kỳ hướng đến điều trị cao huyết áp bằng thuốc lợi tiểu thiazide liều thấp, Liên hiệp Anh (UK) thì nhấn mạnh nên sử dụng nhóm thuốc block kênh calci (CCB) cho người trên 55 tuổi, ở tuổi trẻ hơn có thể sử dụng nhóm thuốc có khả năng ức chế enzyme chuyển hóa angiotensin. Tại Nhật điều trị phổ biến bằng 6 nhóm thuốc: CCB, ACEI/ARB, lợi tiểu thiazide, beta-blockers, alpha-blockers. Canada và Châu Âu thì sử dụng tất cả các nhóm kể trên ngoại trừ nhóm alpha-blockers cần thận trọng.

 Điều trị kết hợp

Các bệnh nhân huyết áp nên kết hợp sử dụng hơn 1 loại thuốc để kiểm soát huyết áp, trường hợp huyết áp tâm thu lớn hơn 160mmHG hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 100mmHg khuyến cáo nên kết hợp với thiazide , ACEI< ARB< CCB.

Tuyệt đối không kết hợp thuốc chẹn kênh calci nhóm non-dihydropridine với 1 beta-blockers, thuốc phong tỏa hệ thống renin-angiotensin.

Nguyễn Phượng
Tham vấn: Bác sĩ Nguyễn Đức Long

Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi