Thời tiết nắng nóng kéo dài số người "mất mạng" vì tai biến đột quỵ tăng cao

Ngọc Linh

Nắng nóng gay gắt kéo dài những ngày qua tại khu vực miền Bắc và miền Trung (nhiệt độ phổ biến là 35 - 36 độ, có nơi nhiệt độ lên tới trên 38 độ C) đã khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu vì sốc nhiệt, tai biến đột quỵ, đã có một số trường hợp tử vong do phát hiện chậm. Điều này cảnh báo tới người dân không nên chủ quan khi thấy đau đầu, mệt mỏi nghĩ là do thời tiết nắng nóng, vài hôm sẽ hết.

Thời tiết nắng nóng kéo dài số ca cấp cứu vì tai biến đột quỵ tăng cao

Hà Nội cùng nhiều tỉnh, thành phố miền Bắc và miền Trung phải đối mặt với đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 41 độ C. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đợt nắng nóng diện rộng này có sự khác biệt, đó là trời ít gió, độ ẩm cao nên oi bức ngột ngạt. So với đợt nắng nóng kỷ lục tháng trước, đợt nắng nóng này có nhiệt độ thấp hơn, tuy nhiên cảm giác oi bức lại gay gắt hơn. Dự báo trong dịp hè này, có từ 6-8 đợt nắng nóng cao điểm như vậy.

Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, thời tiết nắng nóng bất thường khiến nguy cơ đột quỵ tiến triển ở một số nhóm người tăng cao như: Huyết áp, rối loạn mỡ máu, loạn nhịp tim, bệnh lý máu, người hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, hội chứng rối loạn chuyển hóa…. Nếu bệnh nhân không dự phòng tốt thì rất dễ bị đột quỵ. Trong những ngày nắng nóng, người có yếu tố nguy cơ cần phải cẩn trọng để phòng tránh đột quỵ.

Cùng với đột quỵ là tình trạng sốc nhiệt (say nắng, say nóng), vốn khiến nhiều người ngộ nhận là một. Theo ông Chi, để phân biệt đột quỵ và sốc nhiệt cần lưu ý đến những dấu hiệu rất khác nhau. Ví như, nếu bệnh nhân sốc nhiệt, thường sẽ kích thích vật lộn, thân nhiệt tăng cao, dấu hiệu mất nước, đau đầu, nôn mửa. Ngoài ra, còn có các triệu chứng rối loạn tim mạch, rối loạn hô hấp, rối loạn thần kinh trung ương… và nặng hơn có thể rơi vào hôn mê.

Còn khi bị đột quỵ, người bệnh sẽ bị liệt mặt 1 bên, yếu tay chân 1 bên, bất thường ngôn ngữ, mất thị lực 1-2 bên, mất thăng bằng…. Đây là dấu hiệu sớm, đặc trưng để phát hiện đột quỵ nhanh nhất.

Đột quỵ và sốc nhiệt là 2 hiện tượng và tình trạng bệnh khác nhau do đó cách sơ cứu cũng khác nhau.

"Khi bị sốc nhiệt, đưa nạn nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm. Cho nạn nhân uống nước mát nếu như nạn nhân uống được. Nếu nạn nhân mất ý thức, không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động, tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR). Còn khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ, cần lưu tâm giờ vàng, càng đến bệnh viện sớm càng có lợi...”, ông Chi lưu ý.

Hệ lụy của thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài này là các bệnh viện nhận rất nhiều ca cấp cứu vì sốc nhiệt, đột quỵ. Trước kia bệnh đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng hiện nay rất nhiều người trẻ cũng bị đột quỵ. Mới đây theo VnExpress đưa tin có một trường hợp bác sĩ 31 tuổi (đang công tác ở một bệnh viện lớn ở Hà Nội) bị đột quỵ khi đang đá bóng dưới trời nắng. Đang chơi bóng, nạn nhan ngã xuống rồi nhanh chóng rơi vào hôn mê, ngừng tuần hoàn, kết quả chụp X-quang của người bệnh cho thấy bị xuất huyết dưới nhện.

Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu 2 ngày trước. Anh không có triệu chứng báo trước nào của yếu tố nguy cơ như cao huyết áp hay tiểu đường. Tuy đã được các bác sĩ cấp cứu tích cực nhưng anh đã không qua khỏi do cấp cứu chậm gây ra tổn thương quá lớn.

Khi gặp bệnh nhân sốc nhiệt hoặc đột quỵ có ngừng tuần hoàn, phải tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn bằng cách hà hơi, ép tim cho người bệnh trong suốt quá trình đợi xe cấp cứu đến, khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Cấp cứu đúng cách sẽ tăng cơ hội sống cho người bệnh. Khi bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn, người thân, người tiếp cận sớm nhất với bệnh nhân cần tiến hành cấp cứu hồi sức. Không nên đợi bác sĩ đến mới cấp cứu sẽ làm chậm thời gian vàng của người bệnh bị tai biến đột quỵ.

 Hướng dẫn cấp cứu người bị tai biến đột quỵ đúng cách 

Phó giáo sư Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đây là trường hợp rất đáng tiếc, chỉ đến khi chụp chiếu mới phát hiện bệnh nhân có bất thường mạch máu não. Bệnh nhân có ổ vỡ mạch máu não lớn, diễn biến nghiêm trọng. Vì thế, khi vừa ngã xuống bệnh nhân đã rơi vào hôn mê, ngừng tuần hoàn sớm và tử vong sau đó do tổn thương quá lớn.

"Trời nắng nóng và đá bóng không phải là nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong, nhưng lại có thể là yếu tố tác động làm tăng nguy cơ ở người vốn có sẵn bệnh về mạch não", bác sĩ Chi nói.

Bác sĩ Chi cho biết không ai biết được mình có bất thường dị dạng phình mạch máu não hay không, muốn biết phải được tầm soát. Bác sĩ thường khuyên người trong gia đình của bệnh nhân đã có tình trạng này nên đi tầm soát. Việc tầm soát dị dạng phình mạch không cần thực hiện rộng rãi trong cộng đồng.

Những năm gần đây tình hình thời tiết biến đổi mạnh, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương vừa cho biết hiện tượng El Ninol dự báo sẽ quay trở lại khiến cho nắng nóng đến sớm và mùa hè 2019 cũng sẽ khắc nghiệt hơn.

Bác sỹ Tạ Hữu Ánh - phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Lão khoa Trung ương chia sẻ: "Có một cụ vào viện hôm đầu tiên nghĩ thời tiết nắng nóng thôi nhưng khi vào chụp lên phim thì phát hiện ra tai biến mạch máu não rồi. Bệnh nhân cứ nghĩ do thời tiết nắng nóng, đau đầu vài hôm rồi hết nhưng mà như vậy đã là tăng huyết áp rồi và có nguy cơ bị tai biến".

Thời tiết nắng nóng làm huyết áp tăng cao dễ bị tai biến đột quỵ

Các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên ra ngoài trời lúc nhiệt độ cao, đặc biệt là sau 10h và trước 3h chiều, nếu làm việc ngoài trời phải chú ý đội mũ nón và che chắn. Bên cạnh đó chúng ta phải uống nước nhiều, "phòng bệnh hơn chữa bệnh" - mỗi người phải tự hiểu được tình trạng sức khỏe của bản thân và nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, giữ cho huyết áp và nhiệt độ cơ thể được ổn định để tránh tình trạng đột quỵ, đặc biệt là vào mùa nắng nóng .
Dưới sự tác động của thời tiết nắng nóng khắc nghiệt cũng sẽ làm máu trong cơ thể chúng ta lưu thông kém, cũng theo các chuyên gia nếu thấy có các hiện tượng như tê bì chân tay, làm việc không tập trung, đầu óc không tỉnh táo thì cần có biện pháp để tăng cường lưu thông máu như: tập thể dục thường xuyên kết hợp với việc sử dụng một số loại dược phẩm hỗ trợ tăng tuần hoàn máu như hoạt huyết dưỡng não Traphaco, hay an cung ngưu hoàng hoàn để phòng bệnh tai biến đột quỵ.

Các bài viết, nội dung thông tin trên thuoctimmach chỉ có tính chất tham khảo, bạn đọc không nên dựa theo để tự ý chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám chính xác.

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi