Rối loạn ngôn ngữ do tai biến mạch máu não là gì? Bài tập rèn luyện phục hồi

Rối loạn ngôn ngữ là hành động nói, tình trạng giọng nói của người bệnh trở nên khác thường, biến đổi so với trước đây, bệnh có nhiều mức độ, biểu hiện khác nhau như: phát âm không rõ, khó khăn khi phát âm, không diễn đạt được, không nói được, không hiểu được ý nghĩa và các ký tự chữ...

Rối loạn ngôn ngữ là di chứng do tai biến mạch máu não gây ra

Di chứng rối loạn ngôn ngữ thường gặp ở người bệnh tai biến mạch máu não

Rối loạn ngôn ngữ đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não

Sau tai biến mạch máu não, người bệnh phải chịu nhiều di chứng khác nhau trong đó có di chứng rối loạn ngôn ngữ. Tình trạng rối loạn ngôn ngữ gây ra do sự tác động lên bán cầu não trái, trong Y học gọi là "thất ngôn" với nhiều biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Với bệnh nhân tai biến mạch máu não thì di chứng "thất ngôn" thường bao gồm:

- Thất ngôn dạng vận động: Lúc này bệnh nhân vẫn hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ nhưng lại có vấn đề trong cách tổ chức tạo từ ngữ và cấu tạo âm thanh dẫn đến khó khăn khi nói, không diễn đạt được ý mình muốn nói, âm điệu bị biến đổi, ú ớ.

Thất ngôn dạng cảm giác: Nếu hệ thần kinh ngôn ngữ phía trên đỉnh đầu hoặc vùng phía sau trên thái dương bị tổn thương sẽ dẫn tới tình trạng người bệnh không hiểu được người khác đang nói gì và cũng không thể hiểu được bản thân mình đang nói gì. Tuy nhiên cấu tạo âm và các tổ chức tạo từ ngữ vẫn bình thường. Trong trường hợp này người nghe sẽ không thể hiểu được bệnh nhân đang nói gì và người bệnh cũng không có cách nào giải thích cho mọi người hiểu.

- Thất viết (bệnh nhân không thể viết được chữ): Nguyên nhân là do vùng hướng về phía sau trong một bên trán bị tổn thường. Lúc này bệnh nhân không hiểu được các ký tự chữ cũng như văn tự, bệnh nhân không thể viết được chữ.

Cách rèn luyện phục hồi ngôn ngữ cho người bệnh

Trong việc rèn luyện ngôn ngữ thì nguyên tắc quan trọng là phải nhẫn nại, luyện tập dần dần, luyện tập tuần tự.

 Chữa trị hiện tượng thất ngôn dạng vận động: 

Chủ yếu cần rèn luyện phục hồi việc biểu đạt ngôn ngữ. Trước tiên cần chú trọng đến rèn luyện cử động các cơ lưỡi, cơ mặt, ngạc mềm và các cử động tạo ra lời nói. Giống như đứa trẻ tập nói, cần giúp bệnh nhân luyện từ các âm tiết đơn giản rồi luyện các câu ngắn, giúp bệnh nhân có thể nói chuyện cùng với người khác, giúp người bệnh tập hát các bài hát ngắn sau đó nâng dần độ khó. Tập cho bệnh nhân dần nhận biết được các ký hiệu, mặt chữ. 

 Chữa trị thất ngôn dạng cảm giác:

Lúc này bệnh nhân nghe được nhưng không hiểu được. Biện pháp luyện tập là cho bệnh nhân nghe những bài hát, mẩu chuyện yêu thích kết hợp với nhìn các sự vật, con vật, tranh ảnh liên quan để người bệnh cảm nhận, hiểu được ý nghĩa của những mẩu chuyện, câu chữ đó. Thường thì việc phục hồi "thất ngôn" dạng cảm giác sẽ nhanh hơn so với phục hồi "thất ngôn" cử động.

 Chữa trị "thất viết": 

Cần rèn luyện cho bệnh nhân phục hồi năng lực nhận biết chữ viết, cho bệnh nhân đọc sách báo để bệnh nhân nhận biết được mặt chữ rồi rèn cho bệnh nhân tập đọc từng chữ một. Loại sách báo dùng cần phải đơn giản và phù hợp với sở thích của bệnh nhân. Luyện tập phục hồi khả năng viết bằng cách rèn cho bệnh nhân viết từ các từ ngữ đơn giản nhất sau đó đến các câu miêu tả ngắn rồi đoạn văn ngắn. Cổ vũ bệnh nhân làm thơ, viết nhật ký, viết các câu chuyện mà bệnh nhân yêu thích...

Lưu ý:

Cần nắm được các ưu điểm của bệnh nhân để rèn luyện và giúp dần phục hồi. Nếu bệnh nhân không nhận biết được chữ nhưng vẫn làm được phép tính thì cần cổ vũ người bệnh tiếp tục làm phép tính hoặc bệnh nhân vẫn hát được thì cổ vũ người bệnh hát thêm nhiều bài hát khác...

Lưu ý mức độ luyện tập bao giờ cũng là từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, luyện tập theo sở thích của bệnh nhân, khi đạt được thành tích nào đó thì cần tích cực khen ngợi, cổ vũ tinh thần, khuyến khích người bệnh.

Nếu kiên trì rèn luyện thì chứng "thất ngôn" sẽ đạt được sự phục hồi đáng kể sau 2 - 6 tháng, có những bệnh nhân phải mất khoảng thời gian dài mới cải thiện được tình trạng rối loạn ngôn ngữ do tai biến mạch máu não. Việc rèn luyện phục hồi ngôn ngữ cho người bệnh có thể được tiến hành tại nhà dưới sự giúp đỡ của người thân, người quen. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà áp dụng các phương pháp rèn luyện sao cho phù hợp thì mới đem lại hiệu quả cao.

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi