Liệt nửa người và liệt toàn thân là gì? Nguyên tắc tập luyện để phục hồi

Ngọc Linh

Liệt là trạng thái một hoặc nhiều bộ phận cơ bị mất chức năng không thể hoạt động được. Liệt chủ yếu bị gây ra bởi hệ thần kinh bị những tổn thương do tai biến mạch máu não, chấn thương ảnh hưởng đến thần kinh, bệnh xơ cứng teo cơ, tổn thương tủy sống....

Phân loại liệt

- Liệt nửa người: trong Y học thường gọi là chứng "bại liệt nửa người". Đây là triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân tai biến mạch máu não, biểu hiện lâm sàng điển hình là người già sáng sớm thức dậy đi vệ sinh thì đột ngột bị ngã sau khi được phát hiện thì một nửa người đã không thể cử động được. Người bệnh có thể bị liệt nửa người bên trái hoặc bên phải.

Theo Ths. Trần Viết Lực - BV Bạch Mai thì "Liệt nửa người là hiện tượng giảm hoặc mất vận động chủ động của một nửa bên cơ thể gồm: chân tay cùng bên và có thể kèm theo liệt nửa mặt cùng bên do một tổn thương trung ương xâm phạm vào bó tháp".

- Liệt toàn thân: Là toàn cơ thể không thể cử động được.

Chứng liệt nửa người và liệt toàn thân là di chứng thường thấy của tai biến mạch máu não. Vị trí liệt khác nhau phụ thuộc vào tình trạng xuất huyết hay tắc nghẽn của mạch máu não.

Liệt nửa người và liệt toàn thân có thể là di chứng của tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não thường để lại di chứng liệt nửa người hoặc liệt toàn thân

Nguyên tắc tập luyện phục hồi cho người bị liệt

Những nguyên tắc khi luyện tập phục hồi chứng liệt nửa người và liệt toàn thân đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não:

- Trong Y học cho rằng bệnh nhân tai biến mạch máu não sau 3 - 6 tháng là thời gian các công năng phục hồi tốt vì vậy trong thời gian nửa năm đầu này cần tăng cường luyện tập để dần hồi phục các chức năng của tứ chi. Như vậy khi thể trạng người bệnh bước vào giai đoạn ổn định thì cần tiến hành luyện tập để phục hồi các chi. 

- Quá trình luyện tập phục hồi cần được duy trì lâu dài bởi các di chứng vẫn luôn liên tục phát triển.

- Cần vận động toàn diện từng khớp xương, từng cơ thịt của tứ chi, tăng cường các động tác hàng ngày gắn liền với sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, đi vệ sinh.

- Cần hướng dẫn người bệnh luyện tập với cường độ vừa phải, luyện tập dần dần, tuần tự lâu dài, không được nóng vội, hấp tấp.

- Kết liệu với phương pháp trị liệu xoa bóp và châm cứu của Y học cổ truyền. Phương pháp này giúp vòng tuần hoàn máu được cải thiện từ đó tốt cho các cơ thịt và xương khớp, đây là giải pháp hỗ trợ hữu hiệu trong quá trình phục hồi. Cần giúp đỡ bệnh nhân trong quá phục luyện tập, lưu ý tránh vấp ngã. 

- Chú ý chăm sóc tâm lý bệnh nhân: Do sự hạn chế chức năng của tứ chi mà bệnh nhân cảm thấy ưu phiền, tâm lý tiêu cực, không yên. Lúc này người nhà cần yêu thương người bệnh, an ủi, khích lệ, động viên để người bệnh có hy vọng phục hồi, thúc đẩy quá trình phục hồi đạt hiệu quả.

- Vừa vận động vừa xoa bóp cho các chi bị tê liệt đề phòng các khớp xương bị co quắp, cứng lại, cổ vũ người bệnh dùng sức co bóp của bản thân để tăng sức co bóp của cơ bắp, chú ý các khớp xương cổ tay, khớp xương ngón tay, các khớp xương của chi dưới. Cử động chầm chậm các chi bị tê liệt, xoa bóp, co gập các khớp xương.

- Thường xuyên xoa bóp các cơ chân, cơ tay, kích thích nóng lạnh lên bề mặt da như chườm nóng, chườm lạnh để tăng cường tuần hoàn máu.

- Việc rèn luyện phục hồi tình tứ chi nên dựa vào gia đình. Nhờ sự khích lệ, cổ vũ của người thân mà kết quả luyện tập của người bệnh sẽ tiến bộ lên rất nhiều. Bệnh nhân có cảm giác được yêu thương, đùm bọc, điều này là vô cùng quan trọng đối với quá trình phục hồi của người bệnh, hiệu quả phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm của gia đình. Vì vậy người thân trong gia đình cần tích cực chăm sóc, kiên nhẫn giúp đỡ người bệnh phục hồi, không ngừng động viên và khích lệ bệnh nhân, có như thế mới giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Lưu ý khi thực hiện bài tập phục hồi chức năng tay chân

Những điều cần chú ý khi luyện tập phục hồi chức năng của chân tay:

- Nên luyện tập các động tác từ đơn giản đến phức tạp, mỗi động tác, bài luyện tập cần hiểu rõ được mục đích, công dụng và luyện tập cho chính xác. Tập trung để rèn luyện các động tác này, rèn luyện "sức khống chế" chính xác của não đối với các động tác, nếu không rèn luyện "sức khống chế" của não đối với các động tác thì mãi mãi chỉ là các động tác bị động, không bao giờ đạt được mục đích luyện tập. Người bệnh cần rèn luyện "các động tác bị động" này trở thành "các động tác chủ động" của bản thân.

- Các bài tập cũng cần có sự linh động, tránh máy móc, cần tạo sự hứng thú cho bệnh nhân tích cực tham gia.

- Mỗi động tác cần kiên trì luyện tập, lặp đi lặp lại nhiều lần. Theo nghiên cứu vận động Y học thì mình bỏ công sức, sức lực để kiên cường làm một động tác nào đó, mặc dù mình cảm thấy khó nhưng vẫn tiếp tục nỗ lực, kiên cường làm tiếp càng mạnh thì sự kích thích đến các cơ bắp càng nhiều. Và theo nguyên tắc tuần tự dần dần thì cường độ và lượng gánh vác sẽ ngày càng tăng lên. Do vậy đối với bất kỳ động tác nào người bệnh cần có sự cố gắng, kiên trì luyện tập.

- Ngoài ra, cần luôn luôn thay đổi động tác luyện tập và vị trí cơ bắp, nếu luôn lặp lại động tác quen thuộc sẽ không tạo được sự kích thích mới mẻ dẫn đến giảm hiệu quả phục hồi. Vì thế cần tiến hành thay đổi, luân phiên luyện tập các động tác, thậm chí tại cùng vị trí khớp xương, cơ bắp nên lựa chọn nhiều động tác luyện tập khác nhau để tạo sự mới mẻ và hứng thú cho vận động. Cùng một động tác chỉ cần biến đổi một chút tốc độ, góc độ cũng có thể tạo ra mức độ kích thích khác nhau.

- Cần nắm rõ mức độ "phù hợp", không nên luyện tập quá sức như luyện tập thể dục thông thường. Luyện tập phục hồi chức năng của tứ chi luôn tiêu hao một lượng nhất định nhiệt lượng và chất dinh dưỡng của cơ thể. Nhưng nếu chúng ta bồi thường càng nhiều thì tái tạo cũng càng tăng, và đây chính là tiền đề để phục hồi chức năng tứ chi của cơ thể. Vì thế cơ thể người bệnh cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cường độ luyện tập càng lớn thì chất dinh dưỡng yêu cầu càng nhiều và độ lượng nghỉ ngơi càng tăng, nếu không sẽ phát sinh mệt mỏi quá độ và ảnh hưởng đến quá trình luyện tập.

Vì vậy các bài luyện tập phải có một "mức độ" nhất định để người bệnh hôm sau không cảm thấy mệt mỏi, không nên có tư tưởng nóng vội, cầu kết quả nhanh.

Thùy Linh
Tham khảo: Bác sĩ Trần Viết Lực _ BV Bạch Mai

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi