Dấu hiệu cơn tăng áp và cách sơ cứu kịp thời khi huyết áp tăng cao

Theo thống kê có đến 90% những người bị bệnh tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân. Những người ở độ tuổi trung niên và là nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp nhiều hơn nữ giới. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, cao huyết áp đang là mối đe dọa nguy hiểm bởi tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ngày càng nhiều do các biến chứng gây ra. Bệnh huyết áp cao có diễn biến từ từ và thường không có dấu hiệu báo trước cho đến khi xảy ra các biến chứng thì người bệnh mới phát hiện ra.

Dấu hiệu huyết áp tăng cao

Phó viện trưởng PGS TS Tạ Mạnh Cường, Viện Tim mạch Quốc Gia cho biết, khi huyết áp tâm thu đạt từ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương đạt từ 90 mmHg đã được xác định là huyết áp cao. Cơn tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp động mạch tăng lên nhanh chóng so với mức bình thường. Số đo huyết áp động mạch cao HATT ≥ 180 mmHg hoặc HATTr ≥110 mmHg. Huyết áp tăng cao đột ngột xảy ra cả ở những bệnh nhân cao huyết áp mãn tính hoặc do cơn huyết áp cấp tính, thậm chí với những người bình thường cũng có thể bị cơn tăng áp đột ngột nếu gặp phải vấn đề gây sốc.

Một số trường hợp có nguy cơ bị bệnh huyết áp cao thường có dấu hiệu như dễ bị mệt mỏi khi làm việc, hay có cảm giác nặng đầu, hoặc đau đầu lan tỏa, nhức mắt, giảm thị lực, hay bị hồi hộp đánh trống ngực, chẹn ngực, cảm giác khó thở. Những dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với biểu hiện của một số bệnh thông thường nên dễ bị bỏ qua. Do đó mà người bị cao huyết áp rất dễ bị các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

>>>> Biến chứng nguy hiểm khôn lượng của bệnh cao huyết áp

Dấu hiệu của cơn tăng huyết áp cần lưu ý

Đau đầu, choáng váng là một trong những dấu hiệu của cơn tăng huyết áp

Hiện nay, bệnh huyết áp cao được coi là "kẻ giết người thầm lặng" vì nó gây ra những biến chứng nguy hiểm như tim mạch, tiều đường, đặc biệt là có thể gây ra tình trạng vỡ mạch máu, đứt mạch máu não (hay còn được gọi là tai biến - đột quỵ). Nhiều người không biết cách đo huyết áp cũng như mức chỉ số huyết áp dẫn đến các biến chứng nên không có biện pháp cấp cứu kịp thời.

Cách xử lý khi huyết áp tăng cao đột ngột

Việc xử lý đúng cách khi bị tăng huyết áp đột ngột rất quan trọng, nó giúp giảm nhẹ tổn thương, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. 

Theo PGS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên Trường đại học Y dược TP HCM cho biết, khi huyết áp tăng cao đột ngột người bệnh nên nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút và dùng máy đo huyết áp để kiểm tra chỉ số huyết áp của người bệnh. 

 Người bệnh nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí, không nên vận chuyển người bệnh vì có thể làm cho huyết áp tăng và gây ra đột quỵ.

 Không nên vậy quanh người bệnh và hỏi han người bệnh quá nhiều, chỉ hỏi những câu hỏi để kiểm tra, xác định tình trạng của bệnh nhân. 

Bấm huyệt sơ cứu người bị tăng huyết áp đột ngột

 Tùy vào tình trạng của bệnh nhân có thể sử dụng một số động tác bấm huyệt giúp tình trạng của người bệnh ổn định hơn. Dùng phần mềm ở đầu ngón tay bấm vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt), day đi day lại với tần suất khoảng 20 - 30 lần, thực hiện với mức độ mạnh tăng dần. Hoặc dùng tay phải bấm vào huyệt ủy trung (giữa nếp lằn khoeo chân) ở chân trái của người bệnh và làm ngược lại, mỗi chân thực hiện khoảng 10 lần.

 Dùng tỏi giã nát đắp hoặc ngô thù (mua ở hiệu thuốc bắc) vào huyệt dũng tuyền (chỗ lõm của gan bàn chân).

Nếu sau khi nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp giúp hạ huyết áp, uống thuốc hạ huyết áp do bác sĩ kê đơn và tình trạng không cải thiện thì cần đưa bệnh nhên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Lưu ýTrong khi sơ cứu người bị cao huyết áp không nên cho bệnh nhân ăn bất kỳ thứ gì có đường vì lúc này đường sẽ làm cho chỉ số huyết áp tăng cao hơn.

Với những người trong độ tuổi dễ bị mắc cao huyết áp như người ở tuổi trung niên, người già, người béo phì thừa cân... nên chủ động thực hiện ngay các biện pháp phòng ngừa cao huyết áp hiệu quả tránh để khi mắc bệnh rồi mới tìm cách chữa. Và các bác sĩ cũng như các chuyên gia về y khoa luôn đưa ra lời khuyên chăm sóc sức khỏe cho mọi người đó là thực hiện liệu pháp "Phòng bệnh hơn chữa bệnh".

Tham khảo: Nguyễn Hoài Nam

Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi