Cách phòng bệnh tăng huyết áp hiệu quả chỉ với 7 biện pháp đơn giản

Bệnh tăng huyết áp được coi là loại bệnh “giết người không báo trước” chính bởi nếu không được khống chế, điều trị hiệu quả thì sẽ dẫn tới những biến chứng cho các cơ quan: não, tim, thận… đặc biệt là nguy cơ tai biến mạch máu não vô cùng nguy hiểm. Bên cạnh đó bệnh cao huyết áp hiện nay đang có xu hướng ngày càng gia tăng vì thế phòng tránh bệnh là việc làm không thể xem nhẹ, nếu phòng ngừa sớm có thể giảm tới 80% nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Cao huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng

Nhận thức chung về bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp chính là chỉ số huyết áp ở mức cao hơn so với tiêu chuẩn thông thường. Cụ thể trong điều kiện khi chưa uống thuốc giảm huyết áp, huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg thì gọi là cao huyết áp (đây là tiêu chuẩn chuẩn đoán cao huyết áp do Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội cao huyết áp quốc tế đưa ra năm 1999).

Do bệnh cao huyết áp chịu sự tác động của nhiều yếu tố nên không thể xác định bệnh một cách tùy tiện, kiểm tra một lần cũng chưa thể kết luận được mà phải kiểm tra thêm 2 lần vào 2 ngày khác nhau. Nếu 2 trong 3 lần kiểm tra đó có chỉ số huyết áp cao thì mới có thể kết luận là cao huyết áp. Cần liên tiếp quan sát bệnh nhiều lần để có phương pháp trị liệu thích hợp.

Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp ở thời kỳ đầu thường sẽ có những triệu chứng không rõ ràng. Do cao huyết áp không có biểu hiện đặc thù vì thế mỗi người cần tự theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt với các dấu hiệu như: khi làm việc mệt mỏi, cảm xúc kích động xuất hiện các dấu hiệu hoa mắt, tim đập nhanh, toàn thân tê mỏi, uể oải, mất ngủ, làm việc không tập trung…thì cần nghĩ đến khả năng cao huyết áp.

 Hoa mắt chóng mặt: Là dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân cao huyết áp, người bệnh thường có cảm giác ngột ngạt. Cao huyết áp khiến máu đưa lên não không đủ dẫn tới hiện tượng chóng mặt. Vì vậy khi xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt cần phải kịp thời đo huyết áp để phát hiện tình trạng bệnh. Nếu hiện tượng chóng mặt xuất hiện liên tục trong một khoảng thời gian thì cần hết sức cảnh giác để tránh nguy cơ trúng gió, đột quỵ.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp

Tai biến mạch máu não - biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp

 Đau đầu: Người bệnh cao huyết áp cũng thường có triệu chứng đau ở phía sau đầu hoặc hai bên thái dương. Lúc này cũng cần đo huyết áp để kiểm tra. Nếu thấy hiện tượng đau đầu liên tục, ghê gớm, tim đập nhanh có cảm giác buồn nôn thì phải hết sức thận trọng với việc phát sinh bệnh.

 Tức ngực, nhịp tim thất thường, đập nhanh: huyết áp tăng cũng khiến cho người bệnh có cảm giác tức ngực như có một lực nào đó ép xuống, thở gấp và tim đập nhanh. Lúc này cần kiểm tra để xem có phải đã mắc bệnh tim hay không.

 Tê chân tay: Cao huyết áp khiến cho lượng máu cung cấp cho toàn cơ thể không đủ nên có thể xuất hiện triệu chứng chân tay bị tê, cảm giác cứng đờ hoặc như bị kiến bò. Cần đề phòng với việc mắc cùng các chứng bệnh khác như: tiểu đường, đau thận, đau xương sống.

CẢNH BÁO: Bệnh cao huyết áp nếu không được khống chế, điều trị thì lâu ngày sẽ dẫn tới nguy cơ tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ, trúng gió) với tỷ lệ thương tật và tử vong cao, vô cùng nguy hiểm. Do đó bệnh cao huyết áp cần phải được quan sát tỷ mỉ và có phương án phòng bệnh  huyết áp tăng từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Cách phòng chống tăng huyết áp hiệu quả 

1. Đo huyết áp định kỳ:

Đặc biệt với những người có các dấu hiệu của bệnh cao huyết áp như  đã nêu ở trên: hoa mắt chóng mặt, đau đầu, tức ngực, tê tay, mệt mỏi …nhất là khi khí hậu thay đổi thì cần chú ý kiểm tra huyết áp thường xuyên để kịp thời chuẩn đoán bệnh. 

Kiểm tra huyết áp theo định kỳ để theo dõi chỉ số huyết áp

Cần đo huyết áp định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe

Người trung niên, người béo phì, người có huyết áp dễ tăng cao thì nên kiểm tra thường xuyên.

Người ở độ tuổi từ 35 trở lên mặc dù huyết áp không cao nhưng cũng cần kiểm tra định kỳ, ít nhất 1 lần/năm.

Khi tự đo huyết áp cần chú ý: tư thế nằm, ngồi phải dễ chịu thoải mái, lòng bàn tay hướng lên trên, khửu tay và tim nằm cùng trên một đường nằm ngang. Độ chặt lỏng của băng cuốn hợp lý, khi bơm khí cần bơm nhanh chóng và ổn định, trong quá trình thoát khí phải nghe nhịp đập cẩn thận. Sau khi đo lần 1 cần nghỉ ngơi  2 phút sau đó mới đo tiếp. >>>> Xem thêm về Cách đo huyết áp tại nhà

2.    Cải thiện phương thức sinh hoạt: 

Để phòng tăng huyết áp nên hạn chế rượu bia, thuốc lá

Hạn chế, bỏ rượu, bia, thuốc lá để phòng ngừa tăng huyết áp

Để  ngăn ngừa bệnh cao huyết áp thì thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt là phương pháp hữu hiệu nhất. Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp cần dựa vào 4 nền tảng chính:

  • Tâm lý cân bằng, ổn định.
  • Ăn uống hợp lý
  • Vận động phù hợp.
  • Bỏ rượu và thuốc lá
     

Thực hiện phương châm “tam dưỡng” và “tam động”.

 “Tam dưỡng” bao gồm:

  • Sắp xếp công việc, cuộc sống khoa học, điều độ, đảm bảo thời gian ngủ, kết hợp lao động và giải trí.
  • Tăng cường tu dưỡng: làm việc thiện, điều lành, điều tiết trạng thái tâm lý kịp thời, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.
  • Dinh dưỡng hợp lý: Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn nhiều rau xanh, hạn chế muối, dầu mỡ, đồ ngọt.
     

 “Tam động” bao gồm:

  • Hoạt động thể lực phù hợp với sức khỏe bản thân.
  • Hoạt động não lực: thực hiện phương châm “học, học nữa, học mãi”, tăng cường tư duy của đại não để tăng khả năng ghi nhớ.
  • Mở rộng mối quan hệ, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội.
     

3.    Điều chỉnh tâm lý:

Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, đặc biệt là người cao tuổi

Giữ tâm lý vui vẻ, lạc quan hạn chế tăng huyết áp

Trong cuộc sống hàng ngày sẽ không tránh khỏi những áp lực, mâu thuẫn dẫn đến những phản ứng tinh thần không có lợi cho sức khỏe dẫn tới bệnh cao huyết áp như: căng thẳng, lo lắng, buồn phiền…Trước những áp lực này thì mỗi người cần trang bị cho mình những kỹ năng để giải tỏa, điều chỉnh. Khi gặp chuyện không hài lòng cần phải tìm cách giải quyết, tìm người để giãi bày không nên cố chịu đựng trong lòng để huyết áp tăng lên gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Thay đổi, suy nghĩ tích cực để cải thiện vấn đề, duy trì tinh thần lạc quan, học cách tự động viên mình, đối xử với mọi người với thái độ tích cực. Những tâm lý này sẽ tạo ra những phản ứng dễ chịu cho cơ thể.

4.  Nghe nhạc điều chỉnh tâm trạng ổn định huyết áp

Nghe nhạc giúp điều chỉnh tâm trạng ổn định huyết áp

Nghe nhạc rất hiệu quả để điều chỉnh tâm trạng ổn định huyết áp

Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy âm nhạc có khả năng điều tiết tình cảm và có ảnh hưởng tốt tới phủ tạng của con người. Âm nhạc có thể điều tiết chức năng của vỏ đại não, sản sinh các yếu tố như enzym, peptit, axit axetic, tốt cho huyết quản. Âm nhạc với tiết tấu vui vẻ hay êm dịu đều giúp tinh thần con người phấn chấn, thư thái, nhẹ nhàng. Nhiều bệnh nhân chia sẻ nghe các bản nhạc của Bethoven giúp giải tỏa tinh thần từ đó giảmnhẹ  các triệu chứng của bệnh cao huyết áp.

Theo sở thích của mỗi người mà chọn nghe thể loại nhạc khác nhau và âm lượng cũng nên vừa phải. Liệu pháp âm nhạc cũng có thể sử dụng kết hợp khi đang luyện tập khí công, tập thể thao, tập thái cực quyền…

5.  Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Tăng cường trái cây, rau xanh vào thực đơn hàng ngày

Cần ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh, trái cây

Sử dụng lương thực chính truyền thống là ngũ cốc, cung cấp đủ lượng protein, tránh lượng chất béo cao.

Đảm bảo rau xanh, trái cây: Trong rau xanh, trái cây chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ mang tới sự cân bằng dinh dưỡng. Đặc biệt chất xơ trong rau xanh giúp cơ thể tăng cường khả năng kháng bệnh, tăng cường khả năng hấp thụ và trao đổi chất béo, đường, chất xơ còn có chức năng phòng và chữa bệnh. Vì vậy khuyến khích mọi người ăn nhiều rau xanh, khoảng (400g/ngày).

Các loại thịt: cần điều chỉnh để không ăn quá nhiều thịt các loài động vật, nên tăng cường ăn các loại cá vì trong cá chứa hàm lượng lớn acid béo không bão hòa giúp giảm lượng mỡ trong máu, huyết áp được cân bằng.

Thực hiện phương châm: Ăn ít muối (dưới 6g muối/ngày),nên ăn nhạt; ăn ít dầu mỡ, ít đường và đồ ngọt để phòng bệnh cao huyết áp.

Nói tóm lại việc ăn uống cần phải có điều độ, tức là khống chế cả về số lượng và cân đối các thành phần dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm vì các thực phẩm khác nhau sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau.

6.  Ăn uống khoa học (ăn đủ 3 bữa/ngày)

Chế độ dinh dưỡng phòng bệnh huyết áp

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học cho 3 bữa/ngày

Lượng dinh dưỡng 3 bữa: sáng, trưa, tối nên lần lượt là: 30%, 40% và 30% 

  • Bữa sáng: không nên ăn qua loa mà cần cung cấp ngũ cốc, thức ăn và nên ăn nóng.
  • Bữa trưa: là bữa ăn chủ thể, nhiệt lượng nên chiếm 40% tổng nhiệt lượng trong ngày.
  • Bữa tối: không nên ăn quá no, bữa tối ăn no ít tiêu hao năng lượng có thể khiến mỡ trong máu tăng cao, lượng máu lưu thông chậm dễ dẫn tới tắc nghẽn mạch máu, gia tăng nguy cơ cao huyết áp.
     

Lưu ý: 3 bữa ăn trong ngày đều rất quan trọng, không được bỏ bữa nào, không ăn thiên lệch và ăn ít quà vặt.

7.    Vận động thích hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe

Vận động thể dục hàng ngày phòng ngừa tăng huyết áp

Vận động hợp lý để phòng ngừa tăng huyết áp

Tùy vào tuổi tác, thể chất mà mỗi người cần lựa chọn cho mình loại hình vận động phù hợp, nên vận động tuần tự, từ từ và duy trì đều đặn.

 Những người trẻ tuổi, tuy phải dành thời gian cho công việc cả ngày nhưng mỗi ngày cũng nên dành 30 phút để vận động cơ thể với các động tác đơn giản như tập aerobic, chạy bộ,.... vừa giúp cơ thể được thư giãn vừa phòng tránh được nhiều bệnh.

 Với đối tượng trung niên, người già có thể chọn môn thể thao như: đi bộ, chạy chậm, đi xe đạp, bơi lội…Đi bộ có tác dụng rất tốt, khi luyện tập cần đi thẳng, bước dài, nhanh, tay vung rộng tự nhiên, mới đầu thì nên đi chậm sau đó dần tăng tốc, đi bộ có thể tiến hành bất kỳ thời gian nào, đi bộ vào buổi sáng sớm hoặc sau ăn tối 1h thì càng tốt. 

 Với những người cao tuổi, người hay căng thẳng, nóng mặt thì có thể nhắm mắt dưỡng tâm, tĩnh tọa trong giây lát, hít thở sâu vài lần, làm động tác mát xoa đầu cũng sẽ giúp thư giãn, dễ chịu. 

Có thể bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh cao huyết áp bằng các phương pháp: tập thái cực quyền khí công hoặc xoa bóp.

Để việc luyện tập mang lại hiệu quả cần nhớ: phải thường xuyên, kiên trì luyện tập mới có thể thu lại kết quả, luyện tập cũng như việc đầu tư cho sức khỏe, mỗi ngày giành một khoảng thời gian ngắn luyện tập nhưng điều thu được lại là sự khỏe mạnh lâu dài, đó là điều nên làm. Bên cạnh đó là quy tắc trình tự hóa, nên luyện tập với các động tác từ dễ đến khó, số lần từ ít đến nhiều, cường độ từ thấp đến cao theo nguyên tắc tuần tự, tiến dần. 

Tham khảo: BS. Nguyễn Lân Việt

Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi