Bệnh tim mạch ở người cao tuổi và các vấn đề liên quan

Tổng quan các vấn đề về bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Bệnh tim mạch ở người cao tuổi là quá trình lão hóa tự nhiên với những biến đổi do lão hóa ở hệ tim mạch. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mạch. Vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quan về bệnh tim mạch ở người cao tuổi để có phương pháp phòng tránh những nguy hiểm đang đe dọa tính mạng của những người thân trong gia đình.

Lý do bệnh tim mạch thường xuất hiện ở người cao tuổi

Khi còn trẻ các mạch máu trên cơ thể sẽ có tính đàn hồi, co giãn, tim co bóp và có sự lưu thông máu dễ dàng. Tuy nhiên, ở người già van tim thoái hóa, vôi hóa, nhất là van động mạch chủ, mạch máu cứng hơn và đàn hồi kém hơn. Tim co bóp bơm máu vào động mạch nhưng gặp nhiều sức cản nên cần hoạt động nhiều hơn, lâu dần gây suy tim.

Bệnh tim mạch ở người cao tuổi đang trở thành nỗi lo của xã hội

Bệnh tim mạch ở người cao tuổi đang trở thành một nỗi lo của xã hội

Không chỉ vậy tình trạng thoái hóa, xơ vữa động mạch ở người cao tuổi làm cho cấu trúc mạch máu thay đổi, thành mạch dày lên và lòng mạch thu hẹp dẫn đến bệnh cao huyết áp và dễ gây nên các bệnh về tim mạch.

Dấu hiệu mắc bệnh tim mạch ở người già thường gặp

   Loạn nhịp tim: Các dấu hiệu rối loạn nhịp tim đều gây ra những triệu chứng tương tự nhau như đánh trống ngực, hay hồi hộp, chóng mặt, ngất xỉu,... Nếu tự sờ mạch ở tay hay cổ cũng đều nhận biết được nhịp tim không đều. Để chuẩn đoán nhịp tim cần đo điện tâm đồ. Đặc biệt đối với người cao tuổi,  người già, rối loạn nhịp tim có thể theo từng cơn, không có triệu chứng cụ thể nên để chuẩn đoán cần gắn máy ghi điện tim liên tục cả ngày.

   Đau thắt ngực: Đây là một dấu hiệu của những cơn thiếu máu và nhồi máu cơ tim. Người bệnh như bị đè nặng, đau nhói, tức ngực, nóng rát gây ra cảm giác khó thở. Cơn đau kéo dài và lan tỏa qua lồng ngực ra phía sau, lên hai vai và dọc cánh tay. Kèm theo đó người bệnh thường thấy hồi hộp, hụt hơi, chóng mặt, hoảng hốt và những cơn đau tim nhẹ.

Nhiều trường hợp người bệnh tim mạch còn có cảm giác bị đè nặng ở giữa ngực, có thể thấy tê hà hay tai trái kéo dài, khó thở, vã mồ hôi. Triệu chứng có thể hết trong vài phút. Nhồi máu cơ tim có thể là mức độ nặng nhất, mạch máu bị tắc hoàn toàn. Những cơn đau thắt ngực kép dài hơn và dữ dội hơn. Với hiện tượng này cần nhập viện càng sớm càng tốt để điều trị hiệu quả.

Dấu hiệu bệnh tim mạch thường gặp ở người già

Dấu hiệu bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi

   Đau sườn phải, chân sưng phồng: Tim suy yếu không thể bơm máu lên các cơ quan của cơ thể, người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi khi vận động, máu ứ lại ở phổi gây khó thở, ứ ở gan gây đau ở sườn phải, ứ lại chân gây sưng phồng mu bàn chân.

   Khó thở: Hiện tượng này có thể do vận động quá sức hoặc lo lắng về điều gì đó. Nhưng khi do nghẽn mạch phổi do cục máu đông làm nghẽn mạch máu trong phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim. Căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng khiến người bệnh thở gấp do thiếu không khí hay cảm thấy vô cùng khó chịu. Đây là triệu chứng bệnh tim mạch thường gặp nhất ở người già và cần phải đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để chạy chữa kịp thời.

   Choáng váng khi bước ra khỏi giường: Có cảm giác chóng mặt vào buổi sáng (huyết áp thấp) có thể do bệnh tiểu đường, trụy tim, Parkinson,hay phản ứng phụ của thuốc. Ngoài ra sự chóng mặt ở tư thế nhẹ gây nên sự xáo trộn cân bằng của tai trong. Với trường hợp này bạn cần đến bác sĩ đến chuẩn đoán chính xác.

Cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Bệnh tim mạch ở người già có thể khắc phục và ngăn ngừa hoàn toàn bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt phù hợp, kết hợp sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ tim, cải thiện hệ tuần hoàn máu, giảm áp lực cho tim. Dưới đây là một số cách có thể giúp cải thiện sức khỏe cho trái tim cho người cao tuổi:

Người già nên vận động và tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng

Bài tập thể dục nhẹ nhàng đúng cách cho người cao tuổi

  • Luyện tập thể thao hàng ngày, tốt nhất là đi bộ khoảng 30 phút, vận động cơ thể hợp lý để giảm mỡ thừa, cải thiện chức năng hô hấp tuần hoàn. Đây là một cách hiệu quả để cải thiện hệ tim mạch của người cao tuổi.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn nhiều rau, ăn nhiều mè, đậu phộng, đậu nành, ăn cá thay cho ăn thịt, uống nhiều sữa để phòng bệnh loãng xương. Một bữa chia ra nhiều bữa nhỏ và ăn những thức ăn dễ tiêu hóa.
  • Kiếm soát huyết áp, tốt nhất là dưới 120/80 (mm Hg), cần kiểm tra huyết áp thường xuyên để đề phòng tăng huyết áp.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách giảm lượng cholesterol, kiểm soát đường trong máu làm giảm nguy cơ của bệnh tim.
  • Kiêng rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thich gây hại, làm tăng nguy cơ của bệnh tim. Chất nicotin trong khói thuốc lá làm mạch máu co lại, tăng lượng mỡ xấu, giảm lượng mỡ tốt. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 2-4 lần so với những người không hút. Và nguy cơ bị đột quỵ cũng sẽ cao hơn
     

Người già nên đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người già

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ chính là cách để bạn kiểm soát được sức khỏe của mình. Các gia đình nên tự trang bị những kiến thức về y tế, tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe đề hạn chế tối đa những thói quen gây hại, xây dựng lối sống văn minh.
  • Sử dung kèm theo sản phẩm An cung ngưu hoàng hoàn để hỗ trợ và phòng chống bệnh tim mạch ở người cao tuổi đang là một liệu trình hoàn toàn mới và hiệu quả hiện nay. Một số sản phẩm an cung ngưu được sử dụng nhiều như Vũ Hoàn Thanh Tâm, Dong Nhan Duong, an cung ngưu rùa vàng,...... Chi tiết các sản phẩm xem thêm tai: www.thuoctimmach.vn/an-cung-nguu-cp501

Để kiêm soát và có biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả cho người cao tuổi, bạn cần đưa người thân của mình đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị thường xuyên, có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Hãy xây dựng nếp sống văn minh để làm vũ khí hữu hiệu chống lại bệnh tim mạch.

Tham khảo: BS.Đỗ Doãn Lợi

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi