Rối loạn tiền đình bao gồm rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên. Tuy nhiên, rối loạn tiền đình trung ương vô cùng nguy hiểm, nguyên nhân liên quan đến các vấn đề về não bộ như thiếu máu não hệ sống nền, khối máu tụ, u thân não, xơ cứng hoặc áp xe não... rối loạn tiền định trung ương vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.
Hiểu đúng về cấu tạo của hệ thống tiền đình
Hệ thống tiền đình của chúng ta cấu tạo bao gồm 2 phần chính: Nhân tiền đình và đường dẫn truyền. Nhân tiền đình nằm ở giữa cầu não và hành não. Đường dẫn truyền xuất phát từ hạch tiền đình đến nhân tiền đình và thùy nhung nút của tiểu não.
Tiền đình trung ương xuất phát từ nhân tiền đình đi xuống tủy sống và đi lên thân não. Hệ thống tiền đình giữ vai trò là bộ phận có chức năng giữ thăng bằng, cân bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, đứng lên, ngồi xuống, xoay người hệ thống tiền đình của chúng ta sẽ nghiêng lắc theo các tư thế, động tác của cơ thể. Điều chỉnh cơ thể giữ được cân bằng trong mọi trạng thái, đồng thời phối hợp với các cử động của bộ phận khác như mắt, đầu, thân...
Có 2 dạng rối loạn tiền đình
1. Rối loạn tiền đình ngoại biên: Chiếm khoảng 90 – 95% người mắc bệnh rối loạn tiền đình hiện nay. Biểu hiện rõ rệt nhất là các cơn chóng mặt, hoa mắt, sây sẩm mặt mày, mất thăng bằng, không đứng vững, ù tai, buồn nôn, nặng đầu, không thể tập trung làm việc, học tập lái xe... Đặc biệt xuất hiện khi thay đổi tư thế, từ nằm chuyển sang ngồi, từ ngồi đứng lên. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, cuộc sống...
2. Rối loạn tiền đình trung ương: Chiếm khoảng 5 – 10% tổng số bệnh nhân bị rối loạn tiền đình. Nguyên nhân: tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ nhân tiền đình. Hệ động mạch máu nuôi não bộ bị thiểu năng do xơ vữa động mạch hoặc cục máu đông hình thành trong động mạch.
+ Triệu chứng: Người bệnh đi đứng khó khăn, không thể đứng vững, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, buồn nôn, sợ tiếng ồn, ánh sáng.
Tốt nhất với người bị rối loạn đình nên được thăm khám kỹ lưỡng để xác định là rối loạn tiền đình ngoại biên hay rối loạn tiền đình trung ương. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Rối loạn tiền đình trung ương vô cùng nguy hiểm
Rối loạn tiền đình trung ương liên quan đến các vấn đề não bộ nên thường gặp biến chứng rất nguy hiểm. Một số bệnh có thể gây ra rối loạn tiền đình trung ương như nhiễm trùng não, suy động mạch cột sống thân nền, tai biến mạch máu não, chấn thương não bộ, u não, xơ cứng rải rác. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nên dễ gây ra các biến chứng như:
- Dễ bị trầm cảm
- Dễ bị té ngã
- Nguy cơ đột quỵ
Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình trung ương
Khám lâm sàng
Với những người có dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình cần đến ngay các chuyên khoa nội thần kinh tại các bệnh viện để được thăm khám, điều trị. Khi đã loại trừ được các tiền sử bệnh, đánh giá các triệu chứng cụ thể các bác sĩ sẽ quyết định cho bạn chụp chiếu, xét nghiệm cần thiết để đánh giá mức độ của rối loạn tiền đình.
Khám cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu cơ bản
- Chụp x quang cột sống cổ
- Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống cổ
- Đo điện não đồ
- CT scanner sọ não hoặc MRI sọ não
Phòng ngừa từ xa
Ngoài duy trì chế độ ăn uống, khoa học, lành mạnh để phòng ngừa rối loạn tiền đình nên có chế độ chăm sóc sức khỏe từ các sản vật tự nhiên như: Nhân sâm, nhung hươu, an cung ngưu... Đây là những bài thuốc, sản vật đã được Đông và Tây Y ghi nhận công năng tác dụng, lại nguồn gốc tự nhiên nên độ an toàn cao. Hiệu quan trọng trong tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, giảm stress, giảm căng thẳng mệt mỏi từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình. Đặc biệt là bài thuốc từ An cung ngưu hoàng hoàn hiệu quả rất cao trong phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về rối loạn tiền đình.