Những câu hỏi này được rất nhiều người đặt ra cho các chuyên gia trong các hội thảo về phòng ngừa tai biến, biến chứng não, tim mạch do bệnh tiền đình gây ra. Bài viết này sẽ phân tích 1 số khía cạnh về phương pháp chữa bệnh tiền đình từ sự tổng hợp từ các thầy thuốc đông và tây y.
Khi nào bị rối loạn tiền đình?
Rối loạn tiền đình là bệnh phổ biến ở người trung niên, người cao tuổi với các triệu chứng hoa mắt, chóng mắt, đâu đầu, mất ngủ, mệt mỏi... nếu không được chữa trị tận gốc có thể dẫn đến biến chứng thiếu máu não, tăng huyết áp tăng nguy cơ mắc bệnh tai biến, đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng.
Đặc biệt, bệnh rối loạn tiền đình rất dễ bị hiểu nhầm với các bệnh cảm cúm thông thường, điều trị bệnh mất thời gian, dễ tái phát cần sự kiên trì của người bệnh. Để điều trị rối loạn tiền đình thành công cần điều trị rứt điểm nguyên nhân gây ra bệnh từ tổn thương của hệ thần kinh, tim mạch, mắt, tâm thần hoặc do phản ứng phụ của 1 số thuốc.
Căn nguyên gây rối loạn tiền đình
Trong đông y có rất nhiều ghi chép nói về hội chứng rối loạn tiền đình từ nặng đến nhẹ trong đó nhắc đến 3 nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất:
- Do can hỏa, sinh khí nghịch bốc lên đỉnh đầu gây hoa mắt, chong mặt, mất thăng bằng buồn nôn, ù tai...
- Do đàm tích tụ ở tạng làm cản trở lưu thông khí huyết, máu không thể di chuyển đi đến các mạch gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, bồn nôn.
- Do cúc máu đông, mỡ máu bám trên thành mạch cản trở máu lưu thông xuất hiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt... nêu tắc ở tim bị nhồi máu cơ tim, tắc ở não bị tai biến mạch máu não, vỡ động mạch...
Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?
Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi được nếu tìm đúng ra được căn nguyên gây bệnh
1. Phương pháp ấn huyệt
Một số huyệt chủ đạo có thể làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình, chúng tôi đã có bài hướng dẫn phương pháp tìm vị trí các huyệt đạo xem thêm tại bài viết: Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình. Cụ thể là các huyệt ấn đường, huyệt hợp cốc, huyệt thần đình, huyệt bách hội, huyệt nôi quan, huyệt phong trì...
Dùng tay day vào huyệt ngày 1 lần 20 – 30 phút trong khoảng 1 tháng.
2. Phương pháp xoa bóp bằng tay
- Xoa đỉnh đầu: lấy 2 tay úp 2 bên đầu, ngón cái chạm dưới tai, ngón trỏ ôm sau đâu, các ngón khác ôm lấy đầu, vị trí 2 ngón giữa gặp nhau trên đình đầu là vị trí cần xoa. Mỗi ngày xoa vài lần, mỗi lần 5 – 10 phút, có tác dụng giảm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, mất ngủ...
- Xoa hai ổ mắt: Úp hai bàn tay lên trước chán, hai ngón trỏ và giữa xoa vòng quanh mắt theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần 20 – 30 phút, giúp mắt tỉnh táo, định thần, lưu thông khí huyết.
- Xoa trán: Dùng ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út xoa toàn bộ trán qua lại theo chiều kim đồng hồ, 20 – 30 lần, miết chặt, bóp dọc 2 bên cung lông mày giúp định thần, trị đau đầu.
- Xoa sau gáy: Dùng 2 tay úp lại xoa xuống 2 bên gay 20 – 30 lần giúp thư giãn cơ, tăng cường máu não.
3. Ngâm chân bằng nước nóng
Buổi sáng, buổi trưa, buổi tối ngâm chân trong nước nóng ở nhiệt độ 40 – 45 độ, mỗi lần ngâm 20 – 30 phút có thể cho thêm muối, gừng giã giúp hạ hỏa nhẹ người, đầu nhẹ, hết chóng mặt, mệt mỏi.
4. Tập vẩy tay
Giúp lưu thông khí huyết đi khắp cơ thể, nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng, đào thải khí độc ra ngoài, hỗ trợ giảm triệu chứng chóng mặt rất tốt.
Cách làm rất đơn giản, người đứng thẳng hai chân rộng bằng vai, 10 đầu ngón chân bám chặt nền nhà, miệng ngậm kín, mắt nhìn trước từ từ đưa tay phía trước theo góc 30 độ, 2 tay song song với mặt nền vẩy mạnh hay tay ra sau theo thân mình góc 60 độ, vẩy lên trên và làm hết sức. Làm đi làm lại, ngày tập 2 lần và tập lúc đói.
5. Dùng thuốc điều trị
Đây vẫn là phương pháp chủ đạo và được nhiều người áp dụng nhưng theo các bác sĩ thì chỉ nên dùng thuốc đông y có nguồn gốc từ tự nhiên, hạn chế sử dụng các loại thuốc tây y có tác dụng giảm đau dễ gây biến chứng, tác dụng phụ làm nóng gan.
Hiện nay một số loại thảo dược có tác dụng tốt với bệnh rồi loạn tiền đình như nấm linh chi, ngưu hoàng, đinh hương, sạ... thường được dùng trong các bài thuốc an cung ngưu hoàng hoàn của đông y xưa.
Hội chứng rối loạn tiền đình hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu kiên trì và có phương pháp điều trị hiệu quả, vì vậy người mắc bệnh nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để có hiệu quả tốt nhất.
Các bài viết, nội dung thông tin trên thuoctimmach chỉ có tính chất tham khảo, bạn đọc không nên dựa theo để tự ý chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám chính xác.