Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì?

Ngọc Linh

Cùng với rối loạn tiền đình trung ương thì rối loạn tiền đình ngoại biên cũng là căn bệnh rất phổ biến, chiếm tới hơn 80% người bị mắc bệnh. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp với các biển hiện như suy giảm thính lực, buồn nôn, chóng mặt… Vậy rối loạn tiền đình ngoại biên là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị ra sao, mời bạn cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi. 

Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì?

Rối loạn tiền đình ngoại biên là một trong hai dạng của hội chứng rối loạn tiền đình. Hoặc có thể hiểu đơn giản là hội chứng của những cấu trúc trong tai (nằm trong dây thần kinh số 8) với các biển hiện đơn giản và dễ nhận biết nhất là chóng mặt khi thực hiện thay đổi tư thế. Đồng thời, người bệnh thường có cảm giác như cơ thể xoay tròn, bản thân như đang bị dịch chuyển hoặc những vật xung quanh tự xoay tròn. 

Stress là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn tiền đình

Stress là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn tiền đình

Nguyên nhân của chứng bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên 

Nguyên nhân của rối loạn tiền đình được cho là do bị chấn thương vùng đầu, cấu trúc tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình bị tổn thương, nguyên nhân được xuất phát từ:

  • Thường sử dụng rượu bia, gây tổn thương cho tiền đình. 
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc gây tổn thương cho tiền đình như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc xạ trị…
  • Những người từng bị tổn thương dây thần kinh tiền đình do viêm mê nhĩ, chấn thương, viêm tai xương chũm mạn tính, u góc cầu tiểu não, mắc bệnh meniere. 
  • Những người làm việc văn phòng do ngồi nhiều trong phòng máy lạnh nhiều khiến cho cột sống bị nhiễm lạnh, về lâu dài sẽ gây nên tình trạng co thắt động mạch cột sống và dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình ngoại biên. 
  • Những người bị viêm dây tiền đình do virus sau khi mắc các chứng bệnh thủy đậu, zona, cảm cúm gây biến chứng. 
  • Một số nguyên nhân khác như do ít vận động, thời tiết thay đổi đột ngột, sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn, bị mệt mỏi, căng thẳng và stress kéo dài, mắc bệnh thoái hóa cột sống gây ảnh hưởng đến vấn đề lưu thông máu.
     

Triệu chứng của rối loạn tiền đình ngoại biên

Hoa mắt, chóng mặt là những triệu chứng phổ biến nhất của những người mắc bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên. Người bệnh nếu thay đổi từ các tư thế từ nằm sang ngồi, lắc đầu…sẽ cảm thấy bị choáng váng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu như diễn biến nặng hơn sẽ có những cơn chóng mặt sẽ xuất hiện nhiều hơn, dài và nặng hơn. Người bệnh sẽ mất thăng bằng, kèm theo một số triệu chứng như:

  • Bị ù tai, tai nghe cảm thấy tiếng o o hoặc có tiếng ve kêu râm ran. 
  • Thường bị khó nghe, giảm thính lực bao gồm cả một hoặc 2 bên tai. 
  • Nôn và buồn nôn kéo dài. 
  • Bị nặng đầu, choáng váng và bị biêng biêng đầu. 
  • Người bệnh rất sợ ánh sáng, cảm thấy rung giật nhãn cầu. 
  • Lo âu, hồi hộp, giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc. 
  • Uể oải, mệt mỏi cả ngày lẫn đêm. 
     

Các triệu chứng của rối loạn tiền đình

Bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên có nguy hiểm không?

Dựa trên các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên được chia làm 2 loại chính bao gồm những đặc trưng sau:

- Rối loạn tiền đình thể nhẹ: Với những người mắc bệnh rối loạn tiền đình thể nhẹ, biểu hiện đặc trưng là những cơn chóng mặt thoáng qua, xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn khi thay đổi tư thế từ ngồi chuyển sang đứng, từ nằm chuyển sang ngồi hoặc lắc đầu. Tình trạng chóng mặt sẽ thường xuyên xảy ra nếu có chấn thượng nhẹ tại vùng đầu hoặc những người bệnh mắc bệnh lý tắc mạch tại vùng sau cổ khiến gây nên tình trạng rối loạn tiền đình ngoại biên. 

- Rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng: Những triệu chứng khác nhau như buồn nôn, ù tai, choáng váng, giảm thính lực cả một hoặc hai bên, đau nặng đầu, thường xuyên hồi hộp, khó tập trung và sợ ánh sáng. 

Tình trạng hoa mắt, chóng mặt với những người mắc rối loạn tiền đình ngoại biên là rất đáng lo ngại. Với mức độ nhẹ, các triệu chứng này thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng nếu nặng sẽ lặp đi lặp lại. 

Những tình trạng ù tai, chóng mặt nếu ngày càng nặng sẽ rất khó điều trị. Do vậy, nếu cơ thể xuất hiện liên tục các triệu chứng rối loạn tiền đình, người bệnh cần phải đến thăm khám bác sĩ ngay hoặc cần đến bệnh viện lập tức nếu như gặp các trường hợp:

  • Nôn thốc nôn tháo, buồn nôn liên tục. 
  • Bị ù tai liên tục trong nhiều ngày. 
  • Thường xuyên mất ngủ, người lao đao. 
  • Không giữ được thăng bằng nếu đứng lên ngồi xuống. 
  • Thường xuyên gặp khó khăn khi di chuyển. 
     

Cách điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên 

Mục đích của vấn đề điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên là loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh, xử lý những biến chứng của cơn chóng mặt cấp, dễ dội, đề phòng tai nạn rủi ro dành cho bệnh nhân. 

Cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên bằng Tây y

Người bệnh khi xuất hiện những cơn chóng mặt cần phải được nằm nghỉ ngơi, tránh ánh sangs mawanhj, kết hợp sử dụng một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc điều trị nôn Metoclopramide: Là loại thuốc dạng tiêm vào tĩnh mạch hoặc vào bắp. 
  • Thuốc điều trị chóng mặt: Bao gồm cả dạng uống hoặc dạng viên, liều dùng phụ thuộc theo tình trạng của bệnh nhân. 
  • Thuốc an thần: Trong các trường hợp được bác sĩ chỉ định nếu cần thiết. 
  • Thuốc cải thiện tuần hoàn não: Có thể theo bác sĩ chỉ định ở dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch, hoặc thông qua đường truyền nếu như cần sử dụng liều cao.
     

Trong thời gian dùng thuốc, nếu có bất kì vấn đề nào liên quan đến người bệnh, cần phải đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời. 

Điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên theo Đông y 

Đông y điều trị rối loạn tiền đình thường đảm bảo theo nguyên tắc tìm căn nguyên, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, bồi bổ cơ thể, lưu thông khí huyết, ngăn chặn bệnh tật tái phát. Một số bài thuốc Đông y thường được áp dụng hiện nay bao gồm:

- Bài thuốc Nhị căn thang: Mang tác dụng giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm cơn chóng mặt, lưu thông mạch máu não, điều trị rối loạn tiền đình. Vị thuốc này bao gồm đại giả thạch, xuyên khung, bán hạ, cát căn, hải đới căn. 

- Bài thuốc Cúc địa hoàng: Hỗ trợ làm giảm cơn ù tai, hoa mắt chóng mặt trong thời gian ngắn hay kéo dài vài ngày. Bìa thuốc này bao gồm phục linh, câu kỷ tử, sơn dược, đơn bì, trạch tả…

- Bài thuốc Định tâm An thần thang: Hỗ trợ giúp giảm ngay các triệu chứng về hoa mắt, ù tai, chóng mặt, giấc ngủ chập chờn. Bài thuốc bao gồm liên nhục, kỷ tử, xuyên khung, viễn chí, toan táo nhân…

- Bài thuốc An cung ngưu hoàng hoàn: Hỗ trợ tăng cường lưu thông mạch máu, tán ứ, giảm hoa mắt, chóng mặt, là vị thuốc quý của Đông y. Bài thuốc này bao gồm các vị thuốc quý như ngưu hoàng, sừng trâu, trân châu, chu sa, hoàng cầm, hoàng liên, xuyên khung… Dùng liệu trình từ 3-6 tháng sẽ thấy công dụng.  Tìm hiểu thêm về bài thuốc an cung ngưu hoàng hoàn tại: https://www.thuoctimmach.vn/an-cung-nguu-cp501

Viên an cung ngưu hoàng hoàn cho người rối loạn tiền đình

Ngoài những cách điều trị này, người bệnh có thể kết hợp bổ sung thêm các món ăn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên như: ngải cứu hầm óc heo hoặc rán cùng trứng gà, uống nước lá đinh lăng, nấu canh mộc nhĩ thịt bằm, uống trà thảo mộc hoa cúc hoặc trà bạc hà, đông trùng hạ thảo hầm óc heo…

Phương pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình ngoại biên

Để phòng tránh rối loạn tiền đình ngoại biên, người bệnh nên thực hiện chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh như:

- Đối với chế độ dinh dưỡng: Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước. Không sử dụng các chất rượu bia, kích thích, không nhịn ăn hoặc bỏ bữa, loại bỏ và hạn chế những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ….

- Đối với vấn đề luyện tập thể dụng thể thao: Người bệnh mắc rối loạn tiền đình nên tập luyện các bài tập thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe hoặc áp dụng một số phương pháp như xoa bóp, bấm huyệt, thiền yoga, massage, ngâm chân với nước ấm để giúp lưu thông mạch máu tốt hơn. Nếu có các biểu hiện chóng mặt, buồn nên nên nằm nghỉ ngơi, không vận động mạnh.

Nhìn chung, những người bị rối loạn tiền đình nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh từ sớm để được chẩn đoán, xác định các nguyên nhân, hướng điều trị cho phù hợp, tránh bệnh trở nên nặng hơn, làm ảnh hưởng liên quan đến chất lượng cuộc sống. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến rối loạn tiền đình ngoại biên. Hy vọng, thông qua bài viết này, quý vị và các bạn có thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh này, từ đó sẽ có phương pháp chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị bệnh. 

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi