Xạ hương (tên tiếng anh là Musk, chữ Hán 麝香) là chất được lấy từ tuyến nang của con hươu đực chiết xuất ra, có mùi thơm đặc biệt, thường được dụng sử dụng để làm nước hoa, trong tự nhiên xạ hương được lấy từ chất dịch tuyến của động vật phổ biến nhất là hươu xạ đực. Tên gọi xạ hương bắt nguồn từ mùi hương nó phát ra, là một trong loại đắt đỏ nhất thế giới.
Xạ hương thường được lấy một lần trong năm vào mùa đông và mùa xuân trong khoảng tháng 3,47 hoặc 8, lấy xạ hương cũng không đơn giản, xạ hương chỉ được lấy ở những con hươu đực trên 3 năm tuổi, khi lấy tách miệng túi nang ra, từ từ lấy dịch xạ hương sau đó khử trùng, đưa thuốc chống viêm vào nang, đưa túi nang vào vị trí cũ.
Công dụng của xạ hương trong y học
Baoquangngai.vn có đăng tải bài viết “xạ hương – sản phẩm từ động vật đắt hơn vàng” do tác giả Q.Nhi viết số ra ngày 25/05/2017 nói về công dụng của xạ hương: “ Trong dược phẩm Á Đông xạ hương là vị thuốc rất quý thường được dùng trong các bài thuốc gia truyền đông y, sách đông y ghi chéo xạ hương có mặt trong 68 bài thuốc, vị ôn cay, vào kinh tâm tỳ, thông 12 kinh, thường dùng để tiêu ứ, tiêu sưng, chỉ thốn, tẩy uế, đuổi tà, trị trúng độc, trị trúng phong đến mức hôn mê...”
Trích đọan Y văn cổ:
- Sách Bản kinh: " chủ trị ác khí (trừ khí độc), ôn ngược, cồ độc (con sâu độc), khử độc, trị động kinh, uống lâu trừ tà".
- Sách Danh y biệt lục: "chủ trị các chứng hung tà quỉ khí, trúng ác, tâm phúc bạo thống trướng cấp, bĩ mãn phong độc, đàn bà đẻ khó trụy thai, khử nốt ruồi ở mặt, mộng thịt ở mắt, uống lâu tinh thần minh mẫn (cửu phục thông thần tiên).".
- Sách Bản thảo kinh tập chú: "xạ thơm nên trừ được độc .".
- Sách Nhật hoa tử bản thảo: "tịch tà khí, sát quỉ độc, ngược tật, thôi sinh trụy thai, sát trùng ở tạng phủ, ngăn ngừa rắn và trùng thú cắn, thổ phong đàm, nạp tử cung, làm ấm tạng thủy, chỉ lãnh đới, trị tất cả các bệnh nguy hiểm hư tổn".
- Sách Thang dịch bản thảo: "trị lỗ mũi không phân biệt được thơm thối".
- Sách Y học nhập môn: "Xạ hương thông quan lợi khiếu, thương đạt cơ phu, nội nhập cốt tủy. Các chứng thương hàn âm độc, nội thương tích tụ và phụ nhân tử cung, bạch đới đều dùng tốt, khớp thông lạnh tan thì dương khí tự hồi vậy".
- Sách Bản thảo cương mục: "thông các khiếu, khai kinh lạc, thấu cơ cốt, giải độc rượu, tiêu thực tích. Trị trúng phong, trúng khí, trúng ác (độc), đàm quyết tích tụ trưng hà . Xạ hương đi xuyên có thể thông các khiếu bị tắt, khai ủng tắc kinh lạc. Nếu các chứng phong, chứng khí, chứng huyết, chứng đau, kinh quyết trưng hà, kinh lạc ủng bế, thông khiếu bất thông mà không dùng Xạ hương để khai thì không làm sao được chứ?".
- Sách Cảnh nhạc toàn thư: "trừ các chứng ác sang, trĩ lậu, sưng đau, nước mủ thịt thối, mặt sạm ban chẩn".
Vùng Yên Bái có nhiều gia đình đã tiến hành nuôi hươu, cầy hương, cầy giống... việc quy hoạch còn thiếu ổn định, thiếu vốn, thiếu nhiều thứ nên việc phát triển tương lai rất bấp bênh và cần có sự hỗ trợ nhiều, đặc biệt là hỗ trợ từ nước ngoài. Vì vậy xạ hương nhập khẩu từ nước ngoài vẫn là nguyên liệu chính của đông y Việt Nam.
Thành phần hóa học
Thành phần chính của xạ hương là ketone xạ hương (một chất chính tạo ra hương thơm), xạ hương tinh khiết có chất cholesterin, chất béo, chất nhựa trắng, muối calci và amoniac với tỉ lệ thay đổi, thêm tinh dầu ceton còn gọi là muscone là hoạt chất thơm độc nhất của xạ hương, tỷ lệ muscone có trong xạ hương chỉ rơi vào 1 – 1,84% nhưng hiệu quả hương thơm mang lại lớn.
Một số thành phần khác được tìm thấy trong xạ hương như normuxcore và protid, các hợp chất nitrogen (acid amine, ure), muối vô cơ (Ca, K, Na, Mg, Phoshphor), hiện nay có thể chế tạo được cả xạ hương nhân tạo nhưng chất lượng không như xạ hương tự nhiên.
Ứng dụng lâm sàng của xạ hương
- Về bệnh mạch vành:
- Báo cáo của Ninh Tuyển (tạp chí Trung Tây y kết hợp 1988, 7:409), Dùng xạ hương, nha tạo, bạch chỉ chế thành cao dán, mỗi lần 2 miếng ở vùng đau trước tim và huyệt tâm du, 24h thay 1 lần, trị 287 ca tỷ lệ đạt 81,9%, tốt 28,6%.
- Báo cáo của Trần Gia Trinh, tập Kỷ yếu nghiên cứu thành phần Trung Dược 1981, 9:31): Xạ hương Ceton (muscone) chế thành thuốc phun sương, ngậm dùng trị cho 367 ca đau thắt ngực, bệnh mạch vành, kết quả tốt.
- Về bệnh viêm gan mạn và xơ gan thời kỳ đầu: Báo cáo của Từ Thừa Quý, Tạp chí Trung y Thiên tân 1987, 5:20): Dùng dịch xạ hương 5% luân lưu chích vảo 2 huyệt chương môn, kỳ môn 2 bên, mỗi lần 2ml, 1 tuần 1 lần, 4 tuần một liệu trình, 32 ca kết quả tốt.
- Trị bong gân và vùng eo lưng: Báo cáo của Triệu Xương Cương, Báo Tân trung y 1985, 4:26): Dùng dịch chích xạ hương 0,2% chích vào A thị huyệt, điểm đau nhất mỗi lần 2 – 4ml, mỗi tuần 1 lần, 2 tuần 1 liệu trình, theo dõi 21 ca kết quả tốt.
- Kháng khuẩn và kháng viêm: Dùng 2% centon xạ hương dịch pha loãng theo tỉ lệ 1:400, in vitro có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng (E. Coli), khuẩn thổ tả heo, thuốc còn có tác dụng kháng viêm trên mô hình gây viêm khớp cho chuột đồng.
- Trị bệnh bạch điến phong: Báo cáo Liêu Túy Tâm và cộng sự, báo Học viện y học Hồ Nam 1980, 2:157): Dùng dịch chích xạ hương 0,4% chích dưới da và bùng bị bệnh nhiều, lượng tùy theo vùng bệnh to nhỏ, mỗi tuần 2 lần, 3 tháng 1 liệu trình, thường làm 2,3 liệu trình theo dõi 78 ca tỷ kệ kết quả đạt 83, 33%.
- Xạ hương cũng có thể được dùng làm thuốc chữa các bệnh về hệ thần kinh, tuần hoàn, tim, phỏi hoặc các chất kích thích và thuốc an thần. Đặc biệt là trong đông y, có một số bài thuốc cổ sử dụng xạ hương dùng để chữa bệnh như lục thần hoàn, an cung ngưu hoàng, vũ hoàng tĩnh tâm,....
- Năm 1934 đã tổng hợp được muston và sau này được các nhà hoá học cải tiến, phát minh ra hàng chục loại xạ hương tổng hợp có chất lượng cao, được dùng chế tạo các mỹ phẩm thông dụng. chỉ cần một lượng nhỏ xạ hương cũng tạo nên hương vị quyến rũ riêng biệt, có tác dụng làm bền mùi của các thành phần chất thơm khác.
Thận trọng khi sử dụng
- Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được dùng.
- Không nên dùng đối với bệnh nhân âm hư, cơ thể suy nhược.
Hellen Nguyễn - Biên dịch