Thảo dược hoàng liên là gì? Đặc điểm, công dụng và thành phần hóa học

Ngọc Linh

Hoàng liên hay còn gọi làm nam thiên trúc, sơn hoàng cầm... là cây thân thảo, sống lâu năm, mọc cao tầm 15 – 35 cm, thân thẳng, phần trên chia nhánh, có rất nhiều rễ nhỏ, lá mọc từ thân rễ lên, cuống lá dài từ 6 – 12 cm, phiến lá được chia ra 3 – 5 chét, mỗi chét chia thành nhiều thùy có răng cưa.

Thời gian phát triển tốt nhất của hoàng liên là vào mùa xuân, thường sinh trục dài 10 – 12cm, chia làm nhiều nhánh với lá 5 đai màu vàng, cánh hoa hình mũi mác dài, nhiều nhị, có nhiều lá noãn rời nhau, quả hoàng liên có cuống, mỗi quả chứa 7 – 8 hạt màu xám. Thời điểm cây hoàng liên nở hoa là vào tháng 2 - 4, có quả từ tháng 3 đến tháng 6 trong năm.

Hoàng liên thường được dùng nhiều trong đông y với những bài thuốc nổi tiếng chuyên trị giải độc, nóng trọng, điều hòa nhịp tim, 1 số ghi chép đông y cho thấy hoàng liên có tác dụng tốt trong chữa bệnh vàng da, sốt cao, hôn mệ, mất ngủ, đau răng, kiểm soát cơn đau bệnh tiểu đường...

Cây hoàng liên được dùng làm thuốc trong đông y

Hoàng liên là vị thuốc tự nhiên rất quý của đông y

Đặc điểm của Hoàng Liên

Hoàng liên thường được tìm thấy ở những khu vực núi cao 1500m – 1800m, nhiều nhất ở Trung Quốc các khu vực Vân Nam, Tứ Xuyên, hồ Bắc... tại Việt Nam hoàng liên được tìm thấy ở dãy Hoàng Liên Sơn, Hà Giang...

Điều kiện thích hợp nhất để hoàng liên sinh trưởng là nơi ẩm thấp, ưa lạnh, nhiệt độ thường không quá 30 độ C, đất ẩm, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng. Tại 1 số vùng đã quy hoạch trồng hoàng liên bằng hạt để phục vụ làm thuốc chữa bệnh, thời gian thu hoạch hoàng liên tốt nhất là vào mùa thu đến đầu đông, 1 cây hoàng liên đủ điều kiện làm thuốc phải đạt độ tuổi ít nhất 4 – 5 năm.

Cây hoàng liên được trồng bằng hạt, thường trồng vào mùa xuân. Sau khi cây trồng được khoảng 4-5 năm thì sẽ được thu hoạch. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào cuối mùa thu. Người ta đào cả cây, cắt loại thân, lá đem phơi hoặc sấy khô.

 Một số loài hoàng liên:

  • Coptis chinensis - hoàng liên Trung Quốc, gia liên
  • Coptis chinensis thứ brevisepala hoàng liên đài hoa ngắn
  • Coptis chinensis thứ chinensis hoàng liên (nguyên chủng), kê trảo, vị liên
  • Coptis deltoidea - hoàng liên lá tam giác
  • Coptis groenlandica
  • Coptis japonica
  • Coptis laciniata
  • Coptis occidentalis
  • Coptis omeiensis - hoàng liên Nga Mi, dã liên, phượng vĩ liên
  • Coptis quinquefolia - hoàng liên năm lá, ngũ diệp hoàng liên
  • Coptis quinquesecta - hoàng liên chân gà, ngũ liệt hoàng liên
  • Coptis tectoides- vân liên
  • Coptis teeta- vàng đắng, hoàng liên, hoàng liên Vân Nam, hoàng đằng
     

Bộ phận được dùng làm thuốc của hoàng liên

Thân rễ: Hoàng liên sống lâu năm, rất nhiều rễ, thân rễ chính là bộ phận được dùng để làm thuốc, rễ hoàng liên hình thù cong queo, thường dài từ 3cm trở lên và có đường kính khoảng từ 0,2cm, có nhiều đốt khúc khuỷu, nhiều nhánh, hình dáng giống chân gà. Thân rễ hoàng liên có màu nâu vàng đến vàng tươi, tia ruột có lỗ rách... không mùi, rất đắng. 

Thân rễ hoàng liên thường phơi khô, tán thành bột màu vàng không mùi, có vị đắng.

Thành phần hóa học của hoàng liên

Cây hoàng liên có chứa nhiều alcaloid (5-8%), chủ yếu là berberine và 1 số hợp chất khác như worein, coptisin, magnoflorin... nên đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo nghiên cứu của ĐH dược Hà Nội chất alcaloid với các tỷ lệ thay đổi khác nhau ở từng bộ phận của cây, giai đoạn sinh trưởng và thời tiết. Vào tháng 9, 10 thân rễ và rễ của cây hoàng liên sẽ có hàm lượng berberine cao trong khi vào tháng 7 – 10 lá của hoàng liên lại chứa alcaloid cao. Ở hoa có 0,56% hạt chứa 0,23 berberine.

Ngoài 1 số chất trên hoàng liên cũng chứa tinh bột tại thân rễ, các acid hữu cơ như acid ferulic...

Công dụng dược lý của hoàng liên

Theo website: duoclieu.edu.vn chuyên trang nghiên cứu về dược liệu của ĐH Dược Hà Nội thì hoàng liên có 1 số tác dụng dược lý như sau:

  • Tác dụng kháng khuẩn: nhờ hoạt chất berberine ức chế mạnh với các loại vi khuẩn kiết lỵ, các bệnh về tiêu hóa, vi trùng lao...
  • Tác dụng kháng vius: Điển hình nhất là vius Newcastle
  • Tác dụng chống nấm: Nấm leptospira
  • Tác dụng chống ho gà: Nghiên cứu chỉ ra hoàng liên kiềm hãm sự phát triển của Hemophilus pertussis cao hơn cả Chloramphenicol.
  • Tác dụng hạ áp: Hạ huyết áp an toàn
  • Tác dụng nội tiết: Dung hòa sự rối loạn của các nội tiết
  • Tác dụng với hệ mật: Tăng việc tạo nên mật, giảm độ dính của mật nên rất tốt với bệnh viêm mật mạn tính.
  • Tác dụng với hệ thần kinh trung ương: Kích thích vỏ não, tăng hoạt động của não bộ nhưng không dùng số lượng lớn có thể gay ức chế não.
  • Tác dụng kháng viêm: Kháng viêm tại chỗ hiệu quả, cho kết quả tốt như tác dụng của thuốc utazolidin.
     

Tuy nhiên nên dùng hoàng liên theo chỉ định bác sĩ không dùng quá liều lượng cho phép có thể gây hiện tượng ức chế hô hấp.

 Một số bài thuốc đông y từ hoàng liên:

  • Bệnh lỵ trực khuẩn: Dùng 3 – 6 g bột hoàng liên/ngày, mỗi lần 1 – 1,5g, ngày 3 lần dùng tròng 7 – 15 ngày, có thể sắc uống.
  • Bệnh viêm dạ dày và ruột: Có thể dùng 3 – 4g cao hoàng liên pha nước ấm, uống trong ngày
  • Chữa đau mắt đỏ: Viêm kết mạc: Dùng hoàng liên nhot vào mắt tỉ lệ hoàng liên 5 – 305
     

Hoàng liên còn dùng phổ biến trong các bệnh sốt nóng, vật vã mất ngủ, bệnh trĩ, thổ huyết, mụn nhọt mưng mủ, nhiễm khuẩn...

Nguồn tham khảo: Đại học dược Hà Nội (https://duoclieu.edu.vn/cay-hoang-lien/)

Các bài viết, nội dung thông tin trên thuoctimmach chỉ có tính chất tham khảo, bạn đọc không nên dựa theo để tự ý chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám chính xác.

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi