• TRANG CHỦ
  • An cung ngưu là gì
  • Thành phần viên an cung ngưu
  • Vị thuốc Bạch truật

Vị thuốc Bạch truật

Với những người thường hay tìm hiểu về các vị thuốc cũng như dược liệu, chắc hẳn bạch truật là một cái tên không còn quá xa lạ bởi đây là một vị thuốc bổ được đánh giá cao trong đông y và ứng dụng vào nhiều bài thuốc giúp điều trị bệnh, bồi bổ sức khỏe cho con người. Còn nếu bạn là người mới tìm hiểu và chưa biết nhiều về bạch truật thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có được những thông tin bổ ích nhé!

Giới thiệu chung về cây bạch truật

  • Tên gọi khác: bạch truật, ngoài ra còn được gọi là sơn khương, hay sơn liên.
  • Tiếng trung: 白术
  • Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz.
  • Tên tiếng Anh: Largehead Atractylodes Rhozome
     

Đặc điểm thực vật

 Mô tả

Bạch truật thuộc họ cây thân thảo sống lâu năm, thân là loại thân rễ khá to, mọc trên mặt đất. Loại cây này có thân thẳng với độ cao từ 0,3 đến 0,8m, cây thường mọc đơn độc không phân nhánh hoặc có thể phân nhánh ở phần trên, phần dưới cây thường hóa gỗ.

Bạch truật có lá mọc cách và khá dai, lá mọc phần thân trên thường có cuống ngắn, gốc lá rộng và bọc lấy thân, lá mọc phần thân dưới lại có cuống ngắn hơn. Phiến lá bạch truật xẻ sâu xuống thành 3 thùy thùy giữa rất lớn, hình trứng tròn, hai đầu nhọn, hai thùy bên nhỏ hơn, hình trứng mũi mác, phần gốc không đối xứng. Các lá ở phần ngọn thân có phiến nguyên, hình thuôn hoặc có hình trứng mũi mác với mép lá răng cưa. Đầu lá thường lớn, phần dưới có một lá xẻ sâu, hình lông chim.

Cây bạch truật có nhiều hoa, mọc theo tràng hình ống với phần dưới màu trắng và phần trên màu tím. Loại cây này có quả nhỏ, thuôn, dẹp, màu xám.

Hình ảnh cây thuốc bạch truật trong tự nhiên

Hình ảnh cây thảo dược bạch truật trong tự nhiên

 Phân bổ

Cây dược liệu bạch truật được tìm thấy đầu tiên ở Trung Quốc, trồng chủ yếu tại huyện Thừa thuộc Đông Dương. Loại thảo dược này đã được di thực truyền vào Việt Nam.

Bộ phận dùng làm thuốc

Hiện nay, bộ phận trên cây bạch truật được dùng làm thuốc đó là phần rễ. Khi chọn làm thuốc nên chọn những chiếc rễ cứng chắc, có dầu mang hương thơm nhẹ với ruột màu trắng ngà, củ rắn chắc và nhiều dầu.

Thu hoạch và chế biến

Bạch truật được thu hoạch vào mùa đông khoảng độ tháng 10 - 11 trong năm, nếu thu hoạch quá sớm cây chưa đạt độ già, củ vẫn còn non, có ít tỉ lệ khô và nhiều hoa. Nếu thu hoạch quá nhiều thì chồi sẽ mọc lên, gây tiêu hao mất nhiều phần dinh dưỡng của củ.. Khi thân cây chuyển từ màu xanh thành màu vàng hoặc nâu, lá ở phần ngọn cây trở nên cứng, có thể bẻ gãy dễ dàng là lúc thu hoạch. Nên chọn ngày nắng ráo, đất khô, nhổ nhẹ nhàng từng cây một. Sau khi nhổ, lấy dao cắt bỏ thân cây, đem củ về và chế biến.

Sau khi thu hoạch xong, thái bạch truật rồi rửa sạch, ngâm nước trong vòng 4 giờ, ủ kín 12 giờ cho mềm, thái hay bào mỏng, sau đó sấy khô hoặc phơi khô (để dùng sống), hoặc có thể đem phơi khô sao vàng, hoặc tẩm nước gạo đặc sao vàng. Cũng có thể chỉ thái mỏng rồi sao cháy.

Bạch truật sau khi được phơi khô và chế biến

Bạch truật sau khi được phơi khô và chế biến

Cách bảo quản

Để có thể bảo quản tốt bạch truật với mục đích lâu dài, nên chế biến cẩn thận và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp hoặc những nơi có thể gây nấm mốc hoặc mối mọt.

Thành phần hóa học

Trong bạch truật có một số thành phần hóa học có thể kể đến như: Humulene, b-Elemol, a-Curcumene, Atractylone, 3bAcetoxyatractylone, Selian 4(14), 7 (11)-Diene-8-One, Eudesmo, Palmitic acid. 8b-Ethoxyatractylenolide II, 14-Acetyl-12-Senecioy-12E, 8Z, 10E-Atractylentriol, 14-Acetyl-12-Senecioyl-2E8E,10E-Atractylentriol,12-Senecioyl-2E-8Z, 10E-Atractylentriol, 12- Senecioyl-2E-8E-10E-Atractylentriol. Ngoài ra, trong củ còn có 1,4% tinh dầu.

Tính vị

 Theo "Trung Dược Đại Từ Điển" ghi chép lại bạch truật có vị đắng pha ngọt, tính ấm. Còn trên sách "Dược tính luận" ghi bạch truật có vị ngọt, cay, không độc, có lợi cho tỳ và vị.

Công dụng của bạch truật đối với sức khỏe

Bạch truật có tác dụng làm bổ cho sức khỏe, sức mạnh cường tráng. Trong một số thí nghiệm, người ta đã chứng minh được rằng khi chuột sử dụng đã tăng khả năng bơi lội, hệ miễn dịch được tăng cường, chức năng của tế bào được củng cố, lượng bạch cầu trong máu cũng tăng lên, chức năng của gan được cải thiện và quá trình tổng hợp protein ở ruột non diễn ra hiệu quả hơn.

Bạch truật còn có công dụng chữa một số bệnh đường ruột như táo bón, tiêu chảy,... Giúp điều tiết hoạt động của hệ thần kinh.
Có tác dụng chống loét, bảo vệ gan và ngăn ngừa giảm sút glycogen ở gan.

Thực nghiệm cũng đã chứng minh bạch truật có thể giúp chống đông máu và giãn mạch, lưu thông khí huyết, điều hòa hệ tuần hoàn.

Công dụng của dược liệu bạch truật

Bạch truật có nhiều công dụng đã được kiểm chứng với sức khỏe

Ứng dụng của bạch truật trong điều trị bệnh

  • Để trị tiêu chảy do tỳ hư gây mệt mỏi, kém ăn có thể dùng 12g đảng sâm, 8g can khương, 12g bạch truật, 4g cam thảo sắc lấy nước uống.
  • Trị chứng ra mồ hôi: 12g bạch truật, 12g phòng phong, 24g mẫu lệ sắc, có thể sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột, mỗi lần dùng 8 - 12g.
  • Trị trúng phong, bất tỉnh: dùng 160g bạch truật, rượu 3 thăng, sắc còn một thăng, uống hết để cho ra mồ hôi.
  • Với người bị sản hậu triệu chứng nôn mửa: kết hợp 48g bạch truật, 60g gửng tươi, rượu và nước mỗi thứ hai thăng, sắc còn một thăng, rồi chia làm 3 lần uống.
  • Tay chân bị phù thũng: Bạch truật 120g. Mỗi lần dùng 20g, thêm 3 trái táo, sắc với một chén rưỡi nước, đun đến khi còn chín phần uống nóng, ngày dùng 3-4 lần.
     

Lưu ý khi sử dụng, tránh tác dụng phụ của bạch truật

Bạch truật có tính ôn táo nên dùng thận trọng với bệnh nhân âm hư nội nhiệt. Nếu khi sử dụng bạch truật thấy có các triệu chứng như tức ngực, đầy bụng nên dùng thêm với trần bỉ, mộc hương, sa nhân.

Những thông tin của bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, quý vị không nên lạm dụng mà cần đến các chuyên gia, các đơn vị có uy tín để được tư vấn chữa bệnh một cách chính xác. Với bài viết này, chúng tôi mong các bạn đã có được thông tin hữu ích để góp phần cải thiện sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình.

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi