Tìm hiểu tổng quan về các bệnh tim mạch những năm gầy đây

Những năm gầy đây các bệnh liên quan đến Tim mạch ngày càng tăng cao

Tìm hiểu tổng quan về bệnh tim mạch giúp mọi người có được những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để có phương pháp hỗ trợ phòng ngừa, hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra một cách sớm nhất, giảm thiểu những chi phí khi điều trị sau này.

1. Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch có tỉ lệ tử vong rất cao nhất hiện nay và đang tăng cao

Bệnh tim mạch có tỉ lệ tử vong rất cao nhất hiện nay và đang tăng cao

Bệnh tim mạch hay còn gọi là bệnh tim là bệnh do sự hoạt động quá sức của tim dẫn đến khả năng hoạt động của tim suy yếu, gây ra các bệnh: động mạch vành, bệnh về cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới, đây là một trong số bệnh có tỉ lệ tự vong rất cao. Trung bình mỗi năm có khoảng 17,5 triệu người tử vong do căn bệnh này. Đây là con số báo động về sự nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra.

2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân khách quan

  Do tuổi tác: Tuổi tác gia tăng dẫn đến các bệnh tim mạch càng phát triển do cơ tim bị hư hại, hẹp động mạch….

  Do giới tính: Tỉ lệ nam giới mắc bệnh tim thường cao hơn phụ nữ…

  Do hút thuốc lá: Hợp chất Nicotin trong thuốc lá gây co thắt mạch máu, lượng carbon và monoxide bào mòn lớp lót thành mạch, gây xơ vữa động mạch.

  Do chế độ ăn uống: Người có chế độ ăn nhiều muối, chất béo, cholesterol sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất lớn.

  Do lượng cholesterol trong máu cao: gây hình thành các mảng xơ vữa động mạch làm co thắt mạch máu.

  Do lười vận động, stress: cũng là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về tim..

2.2. Nguyên nhân chủ quan

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch

   Do xơ vữa động mạch: Khi thành động mạch dày và cứng lên do áp lực của quá trình vận chuyển máu thì gọi là xơ vữa động mạch, ảnh hưởng quá trình truyền máu tới tim.

   Do bệnh cao huyết áp: Huyết áp cao ảnh hưởng trực tiếp tới các bệnh về tim: phì đại thất trái, suy tim tâm trương, suy tim tâm thu hay thiếu máu cơ tim hoặc rung nhĩ…

   Do bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao làm tổn hại đến mạch máu, tạo sự lắng đọng chất mở thành mạch, chậm lưu thông máu, làm cho tình trạng viêm lớp nội mạc động mạch tăng cao gây thay đổi mạch máu dẫn về tim.

   Do các nguyên nhân khác: Bệnh tim mạch có thể xảy ra khi người bị bệnh tim bẩm sinh, nhiễm trùng tim (viêm ngoài màng tim, viêm cơ tim) hoặc do vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng...

3. Triệu chứng và biểu hiện

Nếu bạn thường xuyên mắc phải những biểu hiện dưới đây thì chắc chắn bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch:

   Khó thở: Xảy ra khi tập luyện thể dục thể thao, làm việc nặng hoặc kể cả khi vận động nhẹ nhàng hoặc nghỉ ngơi, gây nên tình trạng mất ngủ hoặc đột ngột thức giấc vào ban đêm.

   Đau tức ngực: Nếu đột ngột bạn xuất hiện cơn đau ngực ở vị trí sau xương ức như có vật chèn ngang ngực, cơn đau lan ra hai vai và cánh tay trái…thì chắc chắn đã có nguy cơ bị bệnh tim.

   Mệt mỏi, rã rời: Cơ thể người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, không đủ sức để làm việc nặng do tim không được cung cấp đủ máu để nuôi cơ thể.

   Biểu hiện khác: chán ăn, chóng mặt, hay quên….Tim đập nhanh, không đều

Phát hiện sớm biểu hiện bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời

Phát hiện sớm biểu hiện bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời

4. Cách phòng tránh và điều trị

4.1. cách phòng tránh

Để phòng ngừa bệnh tim thì cần thực hiện lối sống lành mạnh, bắt đầu từ những việc đơn giản nhất:

   Không hút thuốc lá: đây là nguy cơ chính đe dọa tim mạch nên bỏ thuốc là cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng bệnh và các biến chứng.

   Kiểm soát huyết áp: Duy trì huyết áp ở mức an toàn: Dưới 120mmHg tâm thu và 80mmHg Tâm trương.

   Tăng cường vận động: Thường xuyên vận động giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, cholesterol và huyết áp (các nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch). Nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày.

   Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Giảm thiểu chất béo bão hòa, natri, ăn nhiều rau của quả, ngũ cốc, các loại cá…

   Kiểm soát trọng lượng, giảm thiểu căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái.

Chế độ sinh hoạt khoa học giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Chế độ sinh hoạt khoa học giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch

4.2. Cách điều trị

Trước khi tiến hành áp dụng các phương pháp điều trị đối với bệnh nhân bị tim mạch thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành một số xét nghiệm và chẩn đoán: xét nghiệm máu, chụp X quang, điện tâm đồ, theo dõi Holter, Siêu âm tim, Chụp cắt lớp vi tính tim, Cộng hưởng từ…để xác định nguyên nhân gây ra bệnh tim, áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả. Thông thường, có 2 cách điều trị phổ biến mà các bác sĩ thường áp dụng:

   Can thiệp nội khoa: Sử dụng các loại thuốc tim mạch để kiểm soát những triệu chứng gây ra bệnh. Các loại này thường bao gồm: thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn benta, thuốc làm loãng máu…

   Can thiệt ngoại khoa: Nếu như việc sử dụng các loại thuốc trên không hiệu quả thì bác sĩ sẽ xem xét tiến hành các thủ thuật phẫu thuật: đặt stent động mạch, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành…

5. Biến chứng của bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch xảy ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong bất kì lúc nào. Một trong những biến chứng thường gặp nhất là ngất. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể gặp phải những biến chứng sau:

   Suy tim: Khi tim không thể bơm đủ máu để nuôi cơ thể, tâm thất hoạt động không đúng nhịp, cơ tim suy yếu.

   Đau tim: Những cơn đau tim xuất hiện khi khối máu đông chặn dòng máu chảy trong động mạch vành làm gián đoạn đường truyền máu tới tim và hủy hoại một phần cơ tim.

   Đột quỵ: khi động mạnh vành bị tắc làm máu lưu thông lên não bị tắc, gây thiếu máu cục bộ khiến cho mô não có thể chết chỉ sau vài phút bị đột quỵ.

   Phì đại mạch: là động mạch bị lồi ra và nguy cơ bị vỡ rất cao, sẽ gây chảy máu bất ngờ, đe dọa đến mạng sống. Nếu cục máu đông đi ra phình mạch có thể gây tắc các điểm khác của động mạch.

   Động mạch ngoại biên: dẫn đến việc tứ chi thiếu máu, gây ra đau đớn khi vận động.

   Ngừng tim đột ngột: là kết quả của nhiều loạn điện tim, gián đoạn việc lưu thông máu trong cơ thể, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong đột ngột

Bệnh tim mạch là căn bệnh rất phổ biến hiện nay, không chỉ xuất hiện ở người già mà nó còn đang có xu hướng trẻ hóa, đe dọa rất lớn đến tính mạng con người. Vì vậy những kiến thức về bệnh tim mạch trên đây giúp cho các bạn biết cách phòng ngừa bệnh và biến chứng bệnh từ những thói quen sinh hoạt nhỏ nhất.

Tham khảo: BS.Đỗ Đoãn Lợi

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi