Tai biến mạch máu não có phải một căn bệnh nguy hiểm?
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là thể bệnh hình thành khi việc lưu thông, cung cấp máu lên não bộ bị dừng trệ, tắc nghẽn. Các chuyên gia phân tai biến mạch máu não thành 02 loại là tai biến thể nhồi máu não và tai biến thể xuất huyết não. Hiện nay, tai biến mạch máu não là bệnh lý thuộc hệ thần kinh phổ biến nhất, có tỷ lệ tử vong xếp hàng thứ 03, đồng thời ngày càng có xu hướng trẻ hóa vì thế cần tìm hiểu, nắm bắt thông tin và dự phòng với căn bệnh này.
Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?
16 triệu người mắc mới, 06 triệu người tử vong mỗi năm là minh chứng cho sự nguy hiểm của tai biến mạch máu não.
Theo Giáo sư Stephen Davis – Chủ tịch Hội Đột quỵ thế giới, cho biết có đến 16 triệu trường hợp bị đột quỵ, trong đó có 6 triệu người tử vong mỗi năm, số còn lại phải đối mặt với những di chứng tàn tật suốt phần đời còn lại. Trong số những người mắc đột quỵ, có đến 85% thuộc các nước thu nhập thấp và trung bình và người bệnh thuộc châu Á chiếm 60% ca đột quỵ của thế giới.
Tại Hội nghị Đột quỵ não toàn quốc được tổ chức ở Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh, GS. TS Lê Quang Cường – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết Tai biến mạch máu não là nguyên nhân tử vong thứ ba, chỉ sau bệnh lý tim mạch, ung thư và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn tật ở con người.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng hơn 200.000 người bị tai biến mạch máu não, hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót phải sống chung với các di chứng về vận động, tư duy đến suốt đời. Theo số liệu tổng hợp từ các bệnh viện có khoa Thần kinh trên toàn quốc, trong 03 năm gần đây, số bệnh nhân phải nhập viện vì tai biến đang có xu hướng gia tăng từ 1.7 - 2.5%, tỷ lệ nam giới mắc phải cao gấp 04 lần nữ giới. Độ tuổi trẻ hóa dần xuống 40 – 50 tuổi so với trước đây là 50 – 60 tuổi.
Tỷ lệ tai biến mạch máu não đáng báo động
Theo TS. Vũ Đăng Lưu – Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV Bạch Mai, tỷ lệ tai biến được dự báo sẽ tăng lên nhanh chóng, có thể đạt 1.2 triệu người mắc mỗi năm vào năm 2025. Theo đó, cứ 6 người thì có 1 người tiềm ẩn nguy cơ bị tai biến.
Người bị tai biến sống được bao lâu?
Hiện nay tỷ lệ bệnh nhân mắc tai biến mạch máu não ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa kéo theo tỷ lệ tử vong do tai biến ngày càng lớn. Nhiều người thắc mắc, bệnh tai biến mạch máu não sống được bao lâu, di chứng của bệnh như thế nào?
Trao đổi với Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc, thời gian sống của bệnh nhân bị tai biến mạch máu não phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ nặng – nhẹ của người bệnh, thời gian cấp cứu, khả năng đáp ứng điều kiện người bệnh, điều kiện chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân, ngoài ra còn căn cứ vào sự cố gắng trong tập luyện và phục hồi vì thế rất khó để đưa ra một con số chính xác về khoảng thời gian sống cho bệnh nhân tai biến mạch máu não.
Thực tế cho thấy, nhiều bệnh nhân tai biến mạch máu não khi được cấp cứu sớm, hỗ trợ đúng cách có thể khỏi bệnh, gặp ít di chứng và thời gian sống được kéo dài. Theo BS. Trần Ngọc Thạnh – Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, tiêu sợi huyết khối tĩnh mạch là một trong những kỹ thuật điều trị triệt để đối với người bệnh đột quỵ nhồi máu não cấp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng trong tối đa 4-5 giờ đầu sau khi người bệnh bị đột quỵ và đây được xem là khung giờ vàng để phục hồi cho bệnh nhân.
Phương pháp châm cứu phục hồi di chứng sau tai biến mạch máu não
Sau tai biến mạch máu não, nếu thoát khỏi “tử thần”, người bệnh thường gặp phải các di chứng như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, thần kinh,… tùy vào các yếu tố phục hồi mà thời gian sống của người bệnh được kéo dài. Cụ thể:
- Xác định vùng não tổn thương: Mỗi phần não bộ đóng vai trò khác nhau, khi xác định vùng não tổn thương sẽ giúp xác định được tại sao di chứng diễn ra, rất hữu ích trong quá trình phục hồi.
- Tập luyện: Luyện tập phục hồi di chứng là yếu tố quan trọng đối với tốc độ hồi phục, mức độ hồi phục sau tai biến.
- Chăm sóc: Chăm sóc người bị tai biến góp phần vào tốc độ hồi phục, khả năng hồi phục.
- Sử dụng dược phẩm và thực phẩm chức năng: Các loại dược phẩm được chỉ định từ Bác sĩ là phương pháp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân đột quỵ. Ngoài ra, sử dụng thêm an cung ngưu hoàng hoàn, hoa đà tái tạo hoàn cũng rất hiệu quả.
Tai biến mạch máu não nguy hiểm như thế nào
Tai biến mạch máu não có chữa được không?
Tai biến mạch máu não có thể phục hồi hoàn toàn nếu áp dụng khoa học chế độ dinh dưỡng, vận động kết hợp dược phẩm và thực phẩm chức năng. Tai biến mạch máu não diễn ra ở thể nhồi máu não hoặc xuất huyết não, trong đó thể nhồi máu não có cơ hội sống sót và phục hồi hoàn toàn nếu áp dụng được chế độ dinh dưỡng, vận động và liệu trình điều trị của chuyên gia bác sĩ, kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng.
Chế độ dinh dưỡng
Bảng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết và gợi ý thực phẩm cung cấp cho bệnh nhân tai biến
Chất
|
Nhu cầu 01 ngày
|
Lưu ý
|
Thực phẩm gợi ý
|
Đạm (Protein)
|
0.8g/kg cân nặng/ngày
|
Chọn đạm ít Cholesterol.
Bệnh nhân kèm suy thận cần giảm đạm từ 0.4 – 0.6kg/ngày
|
Đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ, cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc
|
Chất béo
|
25 – 30g/ngày
|
1/3 là chất béo động vật. 2/3 là chất béo thực vật
|
Vừng, lạc,…
|
Vitamin và khoáng chất
|
Bổ sung lượng lớn và đầy đủ
|
Nên bổ sung nhiều Kali, Vitamin nhó A, D, C,…
|
Chuối, cam, khoai tây,…
|
Acid Folic
|
≥ 300mcg/ngày
|
Bổ sung từ 300mcg, không nên dùng dưới 136mcg Acid folic
|
Quả chua, rau lá xanh, đậu, ngũ cốc, gan,…
|
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tai biến mạch máu não phải đảm bảo:
- Thức ăn dạng mềm dễ tiêu hóa, hấp thu.
- Phân bố đều 3 – 4 bữa/ngày, không ăn quá no, không dùng thực phẩm lên men, gây kích ứng
- Khẩu phần giảm muối và nước tránh tụ máu tĩnh mạch
- Giảm bớt năng lượng trong khẩu phần để tránh tăng cân.
Một số món ăn tốt cho bệnh nhân tai biến mạch máu não
Chế độ vận động
Ngoài chế độ dinh dưỡng, vận động cũng là yếu tố góp phần vào quá trình hồi phục của người bệnh. Chế độ tập luyện vận động cho người bệnh tai biến cần đảm bảo về cường độ, thời gian và an toàn. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Nguyễn Hoài Nam – Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP.HCM khuyên người bệnh tai biến nên tập luyện ít nhất 02 lần mỗi ngày.
Bảng chế độ tập luyện cho người bệnh tai biến mạch máu não
Trường hợp
|
Bài tập
|
Thời gian tập (phút)
|
Cường độ tập trong ngày
|
Liệt hoàn toàn
|
Tập thụ động với các bài tập từ ngón tay, ngón chân, các khớp tay chân và khớp háng
|
15 - 30
|
Từ 2-3 lần
|
Liệt bán thân
|
Tập các khớp vai, tay, chân, cơ,…
|
15-30
|
Từ 2-3 lần
|
Liệt nhẹ
|
Tập vật lý trị liệu, tập đi bộ, các khớp toàn thân nhẹ nhàng
|
20
|
Từ 2-3 lần
|
Bài tập phục hồi chức năng cho người bị tai biến mạch máu não
Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh là những yếu tố tiên quyết giúp bệnh tình nhanh chóng hồi phục, hạn chế di chứng và biến chứng nguy hiểm, giúp người bệnh có thể hòa nhập cộng đồng trong thời gian sớm nhất.
Phương pháp điều trị, dược phẩm theo liệu trình của bác sĩ và sử dụng thực phẩm chức năng
Khi gặp phải tai biến mạch máu não, người bệnh cần nhanh chóng được cấp cứu tại cơ sở y tế nhằm tận dụng “khoảng thời gian vàng”. Bác sĩ sẽ đảm bảo các chức năng của hệ thần kinh cũng như chức năng cơ thể bao gồm:
- Nhập viện: Bệnh nhân cần được nhập viện, đánh giá chức năng sống, tổn thương và thực hiện các xét nghiệm cần thiết
- Đảm bảo thông suốt đường hô hấp: Bệnh nhân cần nằm đúng tư thế, hút đờm, thở Oxy hoặc đặt nội khí quản.
- Đảm bảo chức năng tim mạch: Cần đảm bảo ổn định huyết áp, nhịp tim
- Đảm bảo lượng đường máu: Cần kiểm soát tăng hoặc hạ đường huyết để tránh nặng thêm các trệu chứng và lan rộng tổn thương
- Kiểm soát thân nhiệt: Tăng thân nhiệt là triệu chứng thường gặp cần được khắc phục
- Chống phù não: Xuất hiện phù não từ 24-48 giờ cần được khắc phục
- Dự phòng dinh dưỡng, viêm loét, bội nhiễm, phục hồ chức năng cho bệnh nhân
Một số dược phẩm thường được chỉ định
Tùy vào thể trạng, bệnh lý, các Bác sĩ sẽ có dược phẩm phù hợp để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân như các dược phẩm tiêu huyết khối, chống đông, ức chế tiểu cầu, bảo vệ tế bào,… Sau quá trình cấp cứu, người nhà có thể tham khảo ý kiến, nghe tư vấn sử dụng thêm một số thực phẩm chức năng hỗ trợ tai biến như an cung ngưu hoàng hoàn hay các sản phẩm tương tự.
Nguy cơ tái phát tai biến lần 2
Bệnh nhân có nguy cơ gặp phải tai biến lần 02 nếu không có lối sống khoa học sau phục hồi di chứng.
Bệnh tai biến có bị tái phát không? Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM, bệnh nhân tai biến mạch máu não phải đối mặt với nguy cơ tái phát rất cao, nhất là trong năm đầu tiên. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tỷ lệ tái phát sau khi bị tai biến lần đầu chiếm khoảng 20% trong một năm đầu và từ 10% đến 50% trong 5 năm sau. Vì vậy, người bệnh cần đảm bảo được lối sống khoa học và sử dụng đầy đủ dược phẩm theo chỉ định.
- Sử dụng dược phẩm theo chỉ định: Cần tái khám đúng hẹn, sử dụng dược phẩm theo chỉ định của chuyên gia, bác sĩ, cần hỏi tình hình bệnh tình và phương hướng chăm sóc sức khỏe.
- Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất, cân đối, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, các thực phẩm mềm. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
- Chế độ vận động: Tham gia vận động thể lực, thể thao cường độ nhẹ như đi bộ, đạp xe,…
- Kết hợp vật lý trị liệu: Các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt, chấm cứu rất có ích trong giai đoạn này
- Sử dụng thực phẩm chức năng: Các loại thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe, tăng cường lưu thông, tuần hoàn máu não như an cung, herbalife tim mạch,…
Tai biến mạch máu não là bệnh lý nguy hiểm, được ví như “kẻ giết người thầm lặng” có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau vì thế cần có phương án dự phòng và điều trị hợp lý. Đảy lùi tai biến mạch máu não cần thời gian dài, sự kiên trì và tuân thủ khoa học giữa dinh dưỡng, vận động, dược phẩm và thực phẩm chức năng.
Tham khảo: Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam