Sai lầm khi dùng kim chích 10 đầu ngón tay cấp cứu người bị đột quỵ

Theo bác sĩ Huynh Wynn Trần – bác sỹ gốc Việt đang công tác tại Mỹ thì đột quỵ là hiện tượng não bị tổn thương đột ngột do 2 nguyên nhân là nhồi máu não và xuất huyết não. Trong đó xuất huyết não chỉ chiếm 20%, còn lại 80% là do nhồi máu não.

Bác sĩ Huynh Wynn Trần chia sẻ về những sai lầm khi áp dụng phương pháp dân gian cấp cứu người đột quỵ

Bác sĩ Huynh Wynn Trần chia sẻ về những sai lầm khi áp dụng phương pháp dân gian cấp cứu người đột quỵ

Dấu tích Trường hợp do nhồi máu não: Lúc này mạch máu não bị tắc nghẽn khiến oxy không lên được não. Não sẽ chết nếu không được cung cấp oxy chỉ trong vài phút. Mạch máu bị tắc nghẽn có nguyên nhân từ huyết áp cao và mỡ máu. Huyết áp cao sẽ khiến mạch máu cứng hoặc bị xơ vữa còn mỡ máu sẽ khiến thành động mạch bị mỡ bám vào cản trở máu lưu thông, gây tắc nghẽn dẫn đến các cơn đột quỵ.

Dấu tích Trường hợp do xuất huyết não: là khi mạch máu bị vỡ ra. Theo nghiên cứu thì đối tượng chủ yếu bị xuất huyết não lại là những người dưới 50 tuổi bị chấn thương vùng đầu.  

Dùng kim chích máu 10 đầu ngón tay người bị đột quỵ (tai biến) đúng hay sai?

Nhiều người vẫn thường truyền nhau phương pháp sơ cứu với người đột quỵ là lấy kim nhọn và chích vào 10 đầu ngón tay người bệnh, từ mỗi đầu ngón tay nặn ra 1 – 2 giọt máu. Tuy nhiên theo bác sĩ Huynh thì đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Bác sĩ Huynh cũng cho biết nước Mỹ 10 năm trước cũng có thông tin về việc chích máu 10 đầu ngón tay để sơ cứu người bị tai biến. Sau đó các nhà nghiên cứu Y khoa đã vào cuộc và làm rõ cách sơ cứu này là hoàn toàn không có tác dụng, ở Việt Nam hiện nhiều người vẫn tin vào phương pháp này.

Đột quỵ là trường hợp cấp cứu đòi hỏi phải là những bác sĩ có chuyên môn mới có thể cứu chữa, người bình thường nếu chỉ làm theo và áp dụng những kinh nghiệm truyền tai sẽ không mang lại kết quả tích cực nào cho người bệnh.

Sai lầm khi dùng kim chích máu đầu ngón tay của người bị đột quỵ (tai biến)

Sai lầm khi dùng kim chích máu đầu ngón tay của người bị đột quỵ (tai biến)

Chích vào 10 đầu ngón tay và nặn máu không phải là giải pháp đúng đắn bởi việc cố nặn máu ở 10 đầu ngón tay, lấy ra được khoảng 100cc máu sẽ không thể làm giảm áp lực chuyển máu lên não hơn nữa còn làm mất đi thời gian vàng để cấp cứu người bị đột quỵ.

Việc áp dụng hình thức sơ cứu kéo mạnh hai tai nạn nhân khi nạn nhân bị méo miệng cũng là cách làm không mang lại hiệu quả. Trong trường hợp này, vùng não kiểm soát cơ mặt trong đó có dây thần kinh điều khiển cơ mặt đang có vấn đề vì thế kéo tai cũng không thể giúp ích cho người bệnh.

Vì vậy, lời khuyên mà bác sĩ Huynh Wynn Trần là nên đưa ra lúc này là cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện, không nên cố gắng tự cấp cứu sẽ làm mất thời gian, chỉ thực hiện những hoạt động sơ cứu cơ bản trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu đến.

Xem ngay 5 bước sơ cứu người bị tai biến mạch máu não - đột quỵ giảm tỉ lệ tử vong

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi