Phòng tai biến mạch máu não sớm giúp giảm 75% nguy cơ mắc bệnh

Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) là hiện tượng não bộ bị ngưng cung cấp máu đột ngột nguyên nhân do tắc mạch hoặc vỡ mạch máu não. Hiện nay, theo xếp hạng của tổ chức Y tế thế giới WHO, tai biến mạch máu não xếp hạng thứ 3 về tỷ lệ tử vong, đứng sau tim mạch và ung thư. Được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người mắc, hơn 50% trong số đó tử vong và 90% người thoát khỏi cái chết phải đối mặt với di chứng nặng nề suốt đời. Để thoát khỏi nỗi lo về tai biến mạch máu não, cần có phương án phòng ngừa hiệu quả.

Nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não

Theo PGS.TS. Nguyễn Chương, Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, Nhà giáo ưu tú, Ủy viên chấp hành Tổng hội Y học Việt nam, Tổng thư ký Hội Thần kinh học Việt Nam cho biết, tai biến mạch máu não vừa có tính chất kinh điển vừa có tính chất thời sự với nền Y học toàn thế giới, có tỷ lệ tử vong cao, nhiều di chứng, biểu hiện chung là cơn đột quỵ, nguyên nhân hàng đầu do tăng huyết áp, xơ cứng động mạch và các bệnh lý khác.

Bệnh tai biến mạch máu não để lại di chứng ảnh hưởng đến cuộc sống

Tai biến gây ảnh hưởng đến cuộc sống

 Cao huyết áp: Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não. Người cao huyết áp có nguy cơ tai biến gấp 3-4 lần người huyết áp bình thường bởi hiện tượng tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên thành mạch. Áp lực máu quá coa khiến thành mạch bị vỡ. Nếu tổn thương nhỏ, các sợi Firbin đến vá lại vết thương hình thành cục máu đông.

 Xơ vữa động mạch: Khi động mạch bị xơ cứng, nhỏ hơn bình thường, các mảng xơ mỡ khiến mạch máu ngày một co lại khiến quá trình lưu thông máu gặp nhiều khó  khăn, máu không được lưu thông bình thường, tắc lại thành các cục máu đông sau đó chạy lên não gây tắc nghẽn dẫn đến tai biến.

 Đái tháo đường: Đái tháo đường khiến xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn khiến những cục máu đông hình thành và khiến Oxy không nuôi được vùng mạch dẫn đến tắc mạch và phình vỡ mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

 Bệnh tim: Trường hợp rung nhĩ, hẹp van 2 lá, u nhày nhĩ trái, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn khiến cục máu đông, sùi buồng tim trôi theo máu lên động mạch cảnh, làm tắc mạch máu nuôi não gây ra bệnh.

Trên đây chỉ là một số nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tai biến mạch máu não, còn rất nhiều yếu tố khác chi phối quá trình hình thành thể bệnh như sinh hoạt, môi trường hay chế độ dinh dưỡng. Căn cứ vào nguyên nhân phát bệnh để có biện pháp phòng ngừa là cần thiết.

Dấu hiệu sớm của tai biến mạch máu não

Nhóm nghiên cứu gồm ThS. Cao Thành Vân, ThS. Trình Trung Phong, BS. Hồ Ngọc Ánh thuộc Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đã đưa ra một số yếu tố dấu hiệu sớm của tai biến mạch máu não như đau đầu, chóng mặt, ù tai,… Ngoài ra, các nghiên cứu về tai biến mạch máu não cũng đều đề cập đến triệu chứng này trước khi phát bệnh.

Đau đầu dữ dội là một trong những dấu hiệu sớm của tai biến mạch máu não

Một số dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não sớm

 Dấu hiệu nhận biết sớm

  • Đau đầu dữ dội: Khi việc lưu thông máu lên não gặp vấn đề như tắc hoặc vỡ mạch khiến đầu đau dữ dội, là biểu hiện của tai biến mạch máu não
  • Chóng mặt, ù tai, choáng váng: Não bộ không được nuôi dưỡng khiến không thể điều khiển được cơ thể, một số trường hợp gây yếu 1 bên chân, đứng không vững.
  • Rối loạn ngôn ngữ: Nói khó, nói ngọng diễn ra trong ít phút nhưng cũng có thể kéo dài trước cơn tai biến.
  • Cảm giác tay chân: Bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu tứ chi, nửa người.
  • Xuất hiện “Khoảng vắng”: Khi đang nói chuyện có thể bị mất ngang một vài giây mới tiếp tục định hình được.
     

 Dấu hiệu nhận biết gần

Bảng thể hiện dấu hiệu nhận biết khi tai biến sắp diễn ra

Khu vực

Khuôn mặt

Tay chân

Lời nói

Triệu chứng

Mặt bệnh nhân méo, có cảm giác tê, cứng nửa bên mặt hoặc ¼ mặt dưới. Có thể yêu cầu bệnh nhân cười để quan sát rõ ràng hơn

Tê mỏi một bên tay. Vụng về trong những thao tác, công việc vốn quen thuộc. Có thể ở chân khiến vấp ngã, đi lại khó khăn, nặng nề, nhấc chân không lên hoặc dễ rơi dép

Nói khó, nói đớ, môi lưỡi tê cứng. Tê là dấu hiệu quan trọng để nhận biết. Đối với những câu nói đơn giản, bệnh nhân vẫn tốn nhiều thời gian để diễn giải mạch lạc

 

“Nhanh và tích tắc” là cách mọi người vẫn thường hình dung về tai biến mạch máu não – đột quỵ. Trong thời gian 3 tiếng đầu sau khi bị tai biến, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ cấp cứu nhằm tận dụng “thời khắc vàng”.

 60 phút vàng cấp cứu người bị tai biến phục hồi hoàn toàn

Tai biến khiến hơn một nửa người bệnh tử vong, 90% số còn lại chịu di chứng nặng nề

Mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não), hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động…  

Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não, trong số 50% bệnh nhân tai biến mạch máu não may mắn sống sót, có tới 92% mắc di chứng về vận động, 68% biến chứng vừa và nhẹ, 27% di chứng nặng. Trong đó, liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, không tự chủ được trong việc tiểu tiện là những biến chứng thường gặp nhất.

Con số đáng báo động về số người bị tai biến mạch máu não ở Việt Nam

Tai biến gây nguy hiểm cho người bệnh

Một số hậu quả của tai biến mạch máu não như: 

 Liệt nửa người: 92% người bị tai biến mạch máu não đối mặt chứng liệt nửa người. Đây là di chứng nặng nề nhất, người bệnh gặp khó khăn trong đi lại, cử động tay chân. Họ dễ mắc thêm chứng rối loạn tâm lý do mang mặc cảm tự ti vì mình là gánh nặng của gia đình.

 Rối loạn ngôn ngữ: Người bệnh sẽ bị méo tiếng, phát âm bị mất nguyên âm cuối. Trong trường hợp nặng, có người sau tai biến trở nên nói bập bẹ như trẻ mới tập nói.

 Không tự chủ trong sinh hoạt: Việc không tự chủ tiểu tiện mang đến những bất tiện trong cuộc sống, dễ làm người bệnh cáu gắt, mệt mỏi và bức bối. Ngoài ra, người bệnh cũng khó khăn trong việc ăn uống, di chuyển, sinh hoạt cá nhân.

Bên cạnh những di chứng nặng nề, sau khi bị tai biến, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ tái phát với những hậu quả, chi phí điều trị cao gấp nhiều lần so với lần đầu khiến kinh tế suy giảm, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì thế cần có phương án phòng ngừa căn bệnh này khi chưa mắc phải.

Tai biến mạch máu não – Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Được ví như “kẻ giết người thầm lặng”, tai biến mạch máu não có thể ập đến bất ngờ với nhiều đối tượng từ nam giới, phụ nữ, người cao tuổi, người trẻ tuổi vì thế cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt khoa học kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe nhằm đảm bảo hiệu quả lưu thông, tuần hoàn máu não. Dưới đây là một số phương án phòng ngừa căn bệnh này

 Điều trị các bệnh là nguyên nhân gây ra tai biến: Các bệnh lý như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường,… nều đang mắc phải cần được điều trị dứt điểm. Cần kiên trì duy trì việc điều trị đối với những bệnh mãn tính, không nên ngưng điều trị đột ngột để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

 Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

Những điều nên và không nên trong chế độ dinh dưỡng để phòng bệnh tai biến mạch máu não

Tiêu chí

Nên

Không nên

Phòng ngừa bệnh đột quỵ

  • Ăn nhiều cá
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ
  • Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt
  • Kiểm soát dinh dưỡng qua nấu ăn
  • Không ăn quá mặn
  • Không ăn nhiều thịt và các sản phẩm từ sữa
  • Không ăn những thực phẩm giàu Cholestrol
  • Không uống rượu
  • Không hút thuốc lá

 

Để hạn chế tai biến mạch máu não, cần kiểm soát những thực phẩm đang ăn và số lượng đưa vào cơ thể hàng ngày. Ngoài ra, cách chế biến cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bữa ăn, món ăn có thể hấp, luộc và hầm nhừ. Các món hấp làm chín thực phẩm bằng hơi nước, thức ăn không bị nấu quá chín hoặc bị cháy, sẽ hạn chế tối đa lượng chất béo. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để kiểm soát dinh dưỡng một cách tốt nhất. 

 Chế độ vận động: Hằng ngày nên dành thời gian tập luyện thể dục, vận động cơ thể, có thể căn cứ vào thể trạng, thời gian để áp dụng bài tập phù hợp. Có thể chơi các môn thể thao như đá cầu, đá bóng, cầu lông, bơi lội đều rất tốt. Vì thế hãy dành cho mình 30 – 45 phút mỗi ngày để vận động cơ thể

 Sử dụng thực phẩm chức năng: Ngoài chế độ dinh dưỡng, vận động, cần chú ý sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng bổ sung cho cơ thể khỏe mạnh, hạn chế các vấn đề bệnh lý về tai biến. Một số sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ tim mạch có thể tham khảo dưới đây.

Thùy Linh
Tham khảo: Nguyễn Hoài Nam

Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi