Cấp cứu người bị đột quỵ và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não (TBMMN) là bệnh có tỷ lệ tử vong hay tàn tật là khá cao. Bài viết này xin đưa ra một số phương pháp điều trị đột quỵ hiệu quả bằng việc kết hợp các liệu pháp tổng hợp.

Hai dạng đột quỵ não (thường được gọi là TBMMN)

1.    Đột quỵ thể xuất huyết:

Bệnh thường phát khi đang hoạt động, diễn tiến nhanh, chỉ vài phút sau tình trạng bệnh đã phát triển ở mức độ cao nhất.

Biểu hiện bệnh: Triệu chứng đau đầu, nôm mửa, hôn mê kèm theo các triệu chứng thần kinh như bại liệt nửa người hoặc nửa người cảm thấy khó chịu, giảm thị giác, phát ngôn khó khăn…Để biết được vị trí xuất huyết cũng như lượng xuất huyết cần phải nhờ vào các thiết bị để kiểm tra như chụp CT đầu não hoặc MRI.

2.    Đột quỵ thể tắc mạch máu, thiếu máu não:

Đây chính là hiện tượng thiếu máu não như nhiều người thường nói, nguyên nhân do động mạch bị xơ cứng, máu ở động mạch đại não bị tắc, khi động mạch tắc khiến khoang động mạch bị thu hẹp, tổ chức não bị thiếu máu, dễ bị hoại tử. Ngoài ra, một số bộ phận khác bị tắc gây ảnh hưởng đến não bộ, đây chính là phạm trù tai biến mạch máu não có tính thiếu máu. So với xuất huyết não thì tắc mạch máu não có quá trình phát bệnh tương đối chậm, từ 1 – 3 ngày bệnh mới phát triển nặng ở mức độ nguy hiểm nhất và bệnh thường phát sinh trong trạng thái tĩnh như trong đêm hoặc lúc đang ngủ. 

- Triệu chứng: nhẹ hơn một chút so với xuất huyết não: đau đầu, váng đầu

- Thiết bị kiểm tra: CT và MRI

Não thiếu máu trong thời gian ngắn cũng thuộc phạm trù não bị tê liệt hay còn gọi là trúng phong nhẹ.

Cấp cứu người bị đột quỵ (TBMMN).

Khi cấp cứu người bị đột quỵ cần nắm vững được các kĩ thuật

Khi cấp cứu người bị đột quỵ cần nằm vững các kỹ thuật

Bệnh đột quỵ (TBMMN) mắc nhanh và rất nguy hiểm. Khi phát bệnh nên đưa vào bệnh viện chữa trị và lúc này “thời gian chính là sinh mạng của người bệnh”. Cần phải biết và nắm chắc một số tri thức cần thiết trong cấp cứu tại chỗ người bị đột quỵ não:

   - Khi xuất hiện dấu hiệu khả nghi là bị đột quỵ cần bình tĩnh, không nên quá lo lắng. Lúc này tìm cách đưa bệnh nhân lên giường, chú ý không đỡ bệnh nhân dậy. Tốt nhất là do 3 người đồng thời đỡ bệnh nhân, một người nâng phần đầu và phần vai, giữ cho phần đầu không bị chấn động, một người khác nâng phần lưng và phần mông của bệnh nhân và một người nữa nâng phần đùi và chân. 

   - Đối với bệnh nhân tỉnh táo thì cần động viên, trấn an tinh thần người bệnh, còn với bệnh nhân hôn mê thì không được lay gọi dậy để tránh những kích thích và trấn động không cần thiết làm tình trạng xấu đi. Cần cấp cứu khẩn cấp đồng thời nhanh chóng mời bác sỹ hoặc đưa tới bệnh viện gần nhất. Tốt nhất là ít lay động và phải cấp cứu ngay tại chỗ.

   - Khi bệnh nhân phát bệnh và hôn mê ngay tại chỗ thì không được vội vã kéo bệnh nhân đứng dậy hay ngồi lên. Lúc này cần nhanh chóng gọi 2 – 3 người rồi đưa bệnh nhân lên nằm yên trên giường, gối đầu cao, cho bệnh nhân nằm nghiêng một bên, nới lỏng quần áo. Người sơ cứu dùng khăn vải quấn vào ngón tay rồi kéo lưỡi bệnh nhân ra trước để giữ cho việc hô hấp được thông suốt, tránh để bệnh nhân hít phải các vật nôn mửa, vì như thế sẽ xảy ra ngạt thở hoặc bị viêm phổi qua đường hô hấp.

   - Khi di chuyển nên dùng cáng theo tư thế nằm tuyệt đối không được dùng ghế ngồi đưa bệnh nhân đi, nên để đầu bệnh nhân hướng lên trên, chân hướng xuống dưới để làm giảm khả năng phần đầu bị đọng máu. Trong  quá trình di chuyển cần nhẹ nhàng, cố gắng ít gây chấn động , đặc biệt chú ý giữ đúng vị trí của đầu, không để bệnh nhân tùy ý ngồi dậy hay đứng lên để tránh tình trạng bệnh trầm trọng.

   - Thường xuyên theo dõi mạch đậm và trạng thái thần kinh của bệnh nhân. Nếu người bệnh từ tỉnh táo chuyển sang hôn mê thì bệnh đang diễn tiến nặng. Nếu trong nhà có dụng cụ đo huyết áp thì nên đo huyết áp cẩn thận để theo dõi sự thay đổi của người bệnh. Nếu máu não bị tắc nghẽn, huyết áp không quá cao thì không cần phải hạ huyết áp. Nếu là xuất huyết não với chỉ số huyết áp tương đối cao thì tìm cách hạ huyết áp đến mức độ thích hợp, bệnh nhân còn tỉnh táo thì có thể cho uống thuốc hạ áp, bệnh nhân bất tỉnh thì không được đưa thuốc qua đường miệng.

Cách chữa bệnh đột quỵ (TBMMN) phục hồi sức khỏe hoàn toàn

Áp dụng biện pháp phục hồi sức khỏe cho người bị đột quỵ càng sớm càng tốt

Phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân đột quỵ càng sớm càng tốt

Đối với bệnh đột quỵ não một khi phát bệnh phải tích cực cứu chữa và bắt đầu áp dụng các biện pháp phục hồi sức khỏe một cách sớm nhất. Y học đã nghiên cứu và chứng minh bệnh nhân đột quỵ hoàn toàn có thể “sống tốt, chất lượng sống cao” nếu áp dụng đúng việc trị liệu phục hồi sức khỏe.

Người nhà và bác sỹ cần tích cực phối hợp các biện pháp trị liệu phục hồi sức khỏe, tăng cường luyện tập phần thân thể bị tàn tật và tiến hành tập luyện phục hồi lại tâm lý, trí lực, ngôn ngữ, thực thi việc phục hồi một cách tổng thể. 

Các biện pháp phục hồi sức khỏe có tính tổng hợp:

  • Châm cứu: Giúp khí huyết lưu thông, tăng cường hiệu quả của việc sử dụng thuốc.
  • Vật lý trị liệu: Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi các hoạt động tay chân.
  • Y học trị liệu: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, kết hợp với thuốc Đông y như an cung ngưu hoàng hoàn.
     

Phương pháp chủ yếu là vận động rèn luyện (trị liệu thể lực). Đây cũng là cách để phòng tránh và ngăn ngừa đột quỵ tái phát lần 2 hiệu quả.

Những điểm cần chú ý:

Hiệu quả phục hồi bằng Y học trị liệu thể hiện rõ nhất qua 3 tháng đầu phát bệnh, trong vòng nửa năm là thời gian tốt để hồi phục các hoạt động của cơ thể. Nếu không kết hợp với trị liệu thể lực thì hiệu quả mang lại là rất thấp, do vậy cần tăng cường phục hồi tổng thể sớm.

Khi khôi phục sức khỏe người bị đột quỵ nên ra sức thực hiện việc phục hồi hệ thống, khôi phục các chức năng vận động, thực hiện theo trình tự: vận động bị động -> vận động trợ động - > vận động chủ động; nằm trên giường -> ngồi dậy -> đứng lên - > đi lại.

Cảnh giác bệnh tái phát là điều hết sức quan trọng. Có rất nhiều bệnh nhân đột quỵ sau khi bệnh phát sinh lần đầu chỉ chú ý đến việc trị liệu và phục hồi di chứng mà coi nhẹ sự tái phát của tê liệt não. Tỷ lệ tái phát của tê liệt não rất cao, hơn nữa mỗi lần tái phát khiến bệnh càng nặng hơn. Vì vậy các bệnh nhân trong thời kỳ phục hồi bệnh tê liệt não cần phải đề cao cảnh giác, cách phòng tránh bệnh đột quỵ tái phát là cố gắng giữ cho huyết áp ở mức ổn định, đồng thời phải khống chế có hiệu quả các yếu tố gây nguy hiểm cho huyết quản, tim và não, đề phòng sự tái phát của đột quỵ.

Hồng Anh
(Tổng hợp)

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi