Thời gian vàng cấp cứu người đột quỵ hạn chế di chứng, bảo vệ tính mạng
60 phút vàng để người đột quỵ phục hồi hoàn toàn chính là cơ sở để giúp bệnh nhân có thể thoát khỏi “ lưỡi hái tử thần”. Nếu như trước đây, bệnh nhân đột quỵ thường để lại các di chứng nặng nề thì nay họ có thể trở về cuộc sống hoàn toàn bình thường như bao người khác.
Chạy đua cùng thời gian để cấp cứu
Theo PGS.TS Lê Văn Trường, Chủ nhiệm khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện TƯQĐ 108 thì đột quỵ chính là tình trạng não bị tổn thương do tim hoặc mạch máu bị tắc nghẽn. Điều đáng lo ngại nhất là do áp lực của cuộc sống là nguyên nhân của đột quỵ khiến cho căn bệnh này trở nên gia tăng ngày càng nhiều, thậm chí, ngay những thanh niên trẻ tuổi cũng có thể bị đột quỵ. Triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra khá đột ngột với các biểu hiện như: yếu nửa người, nửa mặt hoặc bị tê bì, mất thị lực bên ngoài, đi lại khó khăn.,..
PGS- Bác sĩ cũng nhấn mạnh, đột quỵ não là một trong những nguyên nhân đứng thứ 3 ( sau ung thư và tim mạch), đã cướp đi sinh mạng của hơn 11,.000 người/năm. Muốn cứu bệnh nhân bị đột quỵ, các bác sĩ và người nhà buộc phải chạy đua với thời gian.
Chạy đua với thời gian để cấp cứu người đột quỵ
PGS Trường cho biết: “ Với bệnh nhân đột quỵ, cần phải luôn luôn ghi nhớ, thời gian chính là não ( các nơ-ron thần kinh của não quý giá như thế nào thì thời gian lúc này cũng quý như vậy). Chỉ cần mỗi giây, mỗi phút qua đi là hàng triệu tế bào não của bệnh nhân bị đe dọa hoặc bị chết do thiếu oxy”.
Vì thế, ngay khi bệnh nhân có những biểu hiện của đột quỵ, cần phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu để xác định chẩn đoán đột quỵ ở thể nào, nhồi máu não do cục máu đông làm tắc động mạch hay do xuất huyết não làm chảy máu não. Ngay sau khi đã chẩn đoán được bệnh, các bác sĩ sẽ can thiệp nội mạch kịp thời, làm giảm các triệu chứng như liệt, tê bì nửa người và có thể phục hồi trạng thái hoàn toàn cho bệnh nhân sau 6 giờ.
Thời gian 6 giờ vàng trong cấp cứu đột quỵ
Trên thực tế, sự phục hồi của bệnh nhân đột quỵ phần lớn dựa vào sự nhận thức của gia đình khi bệnh khởi phát và việc di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Rất nhiều người đã cho bệnh nhân tự ý dùng thuốc đột quỵ nhưng lại hoàn toàn không hề biết gì về tác dụng của loại thuốc đó. (Xem ngay 5 bước cấp cứu người bị tai biến (đột quỵ) giúp bệnh nhân thoát khỏi tử vong, nhanh chóng phục hồi)
Trong cấp cứu và điều trị đột quỵ thường có câu “ thời gian là não”, có nghĩa là càng kéo dài thời gian thì càng mất não. Để điều trị đột quỵ, hiệu quả nhất đối với bệnh nhân là trong vòng 6 giờ đồng hồ đầu tiên, tuy nhiên, kết quả thường giảm dần từ giờ thứ nhất cho đến giờ thứ 6.
Ý nghĩa của 1 giờ vàng trong cấp cứu đột quỵ
Tuy vậy, rất nhiều bác sĩ quan ngại rằng, không ít người dân vẫn chưa nhận thức được đầy đủ những biểu hiện và triệu chứng của bệnh đột quỵ. Chính vì thế, sự chậm trễ trong việc cấp cứu đã khiến bệnh nhân để lại di chứng nặng nề ảnh hưởng đến cuộc sống, đặc biệt là cơ hội sống. Chẳng hạn như, sau 4 giờ đồng hồ cấp cứu ở bệnh viện tuyến dưới không hiệu quả, người dân mới bắt đầu làm các thủ tục đưa lên tuyến trên, như vậy cơ hội sống là rất nhỏ.
Do đó, điều trị đột quỵ luôn là những yêu cầu tối khẩn cấp, việc được điều trị sớm sẽ có thể giúp bệnh nhân trở về cuộc sống đời thường sau 7-30 ngày mà không có các di chứng tàn phế.