Gạt đi nỗi lo về "kẻ giết người" mang tên Đột Quỵ

Tổng hợp những kiến thức cơ bản và chi tiết về bệnh đột quỵ

OMS - Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng thường có đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột. Các triệu chứng, biểu hiện tổn thương của não ,thường là khu trú, tồn tại trên 24 giờ hoặc người bệnh sẽ tử vong trước 24 giờ. Các triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân do chấn thương. Có thể hiểu, đột quỵ não hoặc cơn tai biến mạch máu não là do mất một lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến suy giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng, tế bào chết đi khiến người bệnh liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng tử vong không phải là nhỏ. Do tỷ lệ người gặp phải đột quỵ não ngày một gia tăng, người ta coi đây là “kẻ giết người”, là “tử thần thầm lặng”,… Vậy làm sao để hạn chế, hỗ trợ dự phòng, hỗ trợ điều trị căn bệnh này?

Đột quỵ não kẻ giết người thầm lặng

Đột quỵ não – “kẻ giết người” nguy hiểm và thầm lặng

Đột quỵ là bệnh gì?

Bệnh đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn gây tổn thương cho não bộ dẫn đến các tình trạng như xuất huyết não, vỡ mạch máu não, nhồi máu não,... Đây là một căn bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh được biểu hiện với những triệu chứng rất bình thường như đau đầu, huyết áp tăng đột ngột, sốt,... 

Đột quỵ não - Những con số gây chấn động

1. Sự gia tăng nhanh chóng của đột quỵ não

Các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, có đến 80% bệnh nhân rối loạn thần kinh khảo sát trong bệnh viện đa khoa là do bệnh mạch máu não, tai biến chủ yếu của bệnh mạch máu não là đột quỵ não. Mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người còn sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động.

Khảo sát thực tế tại các bệnh viện có khoa thần kinh trên toàn quốc cho thấy những năm trở lại đây, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ có xu hướng tăng nhanh chóng. Trong 3 năm tăng từ 1.7% - 2.5%. Trong số đó, tỷ lệ nam giới mắc phải đột quỵ não cao gấp 4 lần nữ giới. Theo các thống kê khác, hiện Việt Nam có khoảng 486.000 người còn sống sau đột quỵ tuy nhiên chỉ có khoảng 25-30% trong số đó có thể tự đi lại và phục vụ bản thân, 20-25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt, 15-25% phải lệ thuộc hoàn toàn vào sự phục vụ của người khác.

Trên thế giới, cứ mỗi 40 giây lại có một bệnh nhân đột quỵ, mỗi 4 phút có một trường hợp tử vong và tỷ lệ tử vong do đột quỵ hàng năm còn nhiều hơn số ca tử vong do 3 căn bệnh AIDS, lao và sốt rét cộng lại. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở Việt Nam kể từ năm 2014 đến nay có xu hướng giảm khoảng 17% so với trước kia nhưng số lượng bệnh nhân bị tàn tật do đột quỵ có xu hướng tăng mạnh, chiếm đến 90% với những di chứng nặng nề như liệt chi, liệt nửa người, viêm phổi, co cứng gân cơ, rối loạn trí nhớ,…

Tỉ lệ người bị đột quỵ ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa

Tỷ lệ người đột quỵ não đang gia tăng và trẻ hoá

2. Đột quỵ não dần có xu hướng trẻ hoá

Độ tuổi bị đột quỵ não đang dần trẻ hoá. Khảo sát thực tế cho thấy tỷ lệ người mắc đột quỵ não hiện nay là ở độ tuổi 40-45 tuổi chứ không phải 50-60 tuổi như trước đây. Đánh giá của nhiều chuyên gia y tế, tỷ lệ đột quỵ ở những người trẻ tuổi và trung niên cũng đang gia tăng mạnh mẽ, chiếm 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ. Vào những năm 90, toàn thế giới có khoảng 25% số ca đột quỵ ở người 20-64 tuổi thì những năm gần đây, con số đột quỵ đã gia tăng  lên 31%. Đặc biệt những người ở độ tuổi 20, thậm chí trẻ hơn cũng đang gặp nguy cơ với đột quỵ não. Con số thống kê cho nhóm đối tượng này khoảng 83.000 người/năm.

Các yếu tố nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não

Được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm thuộc top đầu hiện nay, đột quỵ não có thể được hỗ trợ dự phòng khi con người biết để ý, quan tâm hơn đến đời sống sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và đặc biệt khắc phục các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. Các yếu tố nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não bao gồm nhiều yếu tố không thể tác động được như tuổi, gen, dân tộc, di truyền cùng các yếu tố khác có thể tác động được. 

1. Nguyên nhân và yếu tố tác động trực tiếp

Các yếu tố có thể tác động được bao gồm tăng huyết áp động mạch, đái tháo đường, bệnh tim,…

 Tăng huyết áp động mạch

Ở người lớn khi đo huyết áp theo phương pháp Korottkof, nếu huyết áp (HA) tâm thu ≥ 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg thì được gọi là tăng huyết áp hệ thống động mạch. Hoặc khi đo huyết áp liên tục trong 24 giờ, nếu trung bình huyết áp trong 24h ≥ 135/85mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Theo điều tra của GS.TS. Trần Đỗ Trinh (1992), tỷ lệ tăng huyết áp ở Việt Nam là 10,62% dân số, ước tính gần 1.000.000 người; tỷ lệ bị bệnh tăng huyết áp tăng dần theo lứa tuổi; tỷ lệ nam giới bị bệnh cao hơn nữ giới, nhưng đến thời kỳ tiền mạn kinh thì tỷ lệ bị tăng huyết áp của cả hai giới là như nhau. Tỷ lệ tăng huyết áp của một số nước như sau: Mỹ: 8%; Thái Lan: 6,8%; Portugan: 30%; Chi Lê: 21%; Benin: 14%. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng với đột quỵ não.

 Đái tháo đường

Đái tháo đường là loại bệnh rối loạn chuyển hoá Carbohydrat, mỡ và Protein khi hormone Insulin của tuỵ bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện ở mức đường máu luôn cao. Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%. Đái tháo đường cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não hàng đầu.

 Các yếu tố đông máu và Homocysteine

Cơ chế đông máu ảnh hưởng nhiều đến quá trình tăng cường kết dính tiểu cầu cũng như đóng vai trò trực tiếp trong quá trình tạo Thrombin. Còn Homocysteine là sản phẩm của chuyển hoá Methyonin liên quan đến Acid amin, Vitamin và Acid folic. Đây là một trong số những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não cục bộ.

Những nguyên nhân và yếu tố dẫn đến bệnh đột quỵ

Các yếu tố nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ não

 Các bệnh liên quan đến tim

Các vấn đề bệnh lý của tim như rung nhĩ, viêm màng trong tim, hẹp van hai lá, nhồi máu cơ tim diện rộng, phình thành thất trái, cơ tim gặp bệnh, canxi hoá vòng van hai lá, thông liên nhĩ, phình thành nhĩ trái,… đều là những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ não. Trong số những bệnh lý kể trên thì rung nhĩ có thể khắc phục được.

 Tăng Lipid máu – hẹp động mạch cảnh

Tăng Lipid máu là yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra xơ vữa động mạch, hẹp động mạch cảnh. Nguy cơ này dẫn đến đột quỵ nhanh chóng nếu không được hỗ trợ can thiệp.  Xơ vữa động mạch cảnh là nguyên nhân chính gây ra nhồi máu não trên lâm sàng.

 Hút thuốc, uống rượu, béo phì

Hút thuốc lá ảnh hưởng lớn đến vấn đề đột quỵ đặc biệt thể đột quỵ nhồi máu não. Sử dụng thuốc lá làm giảm nồng độ HDL  trong máu gây ra tổn thương tế bào nội mạc của các động mạch từ đó là nền tảng để xơ vữa động mạch phát triển. Ngoài thuốc lá, khi sử dụng nhiều rượu bia, cơ thể ngộ độc rượu cấp – mãn tính đều khiến dễ dàng dẫn đến đột quỵ. Đồng thời, một số nghiên cứu tại Bắc Mỹ và châu Âu cho thấy béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ của tất cả các loại đột quỵ.

 Các yếu tố nguyên nhân khác

Bên cạnh các yếu tố nguy cơ chính thì một số yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng đến đột quỵ não.

Thói quen cùng yếu tố sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt bao gồm nhiều khía cạnh như chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động, tâm lý căng thẳng, stress, cơn nghiện cấp tính. Các yếu tố này gây ra các bệnh lý tim mạch, béo phì và đái tháo đường. Là cơ sở để hình thành đột quỵ não.

Sử dụng thuốc phiện, lạm dụng dược phẩm

Nhiều trường hợp lạm dụng dẫn xuất Cocain, Heroin, amphetamin, LSD đều làm tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ. Đột quỵ cũng có thể xảy ra trong lần sử dụng dược phẩm đầu tiên do ngộ độc cấp hoặc ngộ độc mãn.

Không còn lo lắng đột quỵ với phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Bệnh đột quỵ não có thể phòng ngừa được khi chúng ta đảm bảo thay đổi lối sống tĩnh tại, ít vận động, có lối sống sinh hoạt lành mạnh bằng cách tập thể dục, vận động thường xuyên,… Từ những yếu tố nguy cơ nêu trên có thể cải thiện tình trạng, đưa ra các phương pháp ngăn ngừa đột quỵ não bằng các biện pháp đơn giản, chủ yếu là thay đổi lối sống như dưới đây:

1. Kiểm soát huyết áp

Cao huyết áp dễ dàng tiến triển lên đột quỵ não trong thời gian ngắn vì thế để đảm bảo tránh xa khỏi “tử thần” đột quỵ, bạn cần hỗ trợ chống tăng huyết áp. Khi huyết áp ổn định thì các vấn đề biến chứng tim mạch, thận, tử vong cũng không còn. Trường hợp này cần tích cực, kiên trì giảm béo, chế độ dinh dưỡng không nhiều muối và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Đối với một số trường hợp được chỉ định, cần sử dụng dược phẩm theo hướng dẫn của y bác sĩ, chuyên gia.

2. Cai thuốc lá triệt để

Hút thuốc làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành tăng gấp đôi. Đặc biệt những người hút trên 40 điếu mỗi ngày thì khả năng gặp đột quỵ não là rất cao. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ đột quỵ não sẽ dứt hẳn sau một vài năm ngừng sử dụng thuốc lá.

Phương pháp phòng ngừa bệnh đột quỵ não hiệu quả

Phương án, giải pháp phòng ngừa đột quỵ não

3. Điều chỉnh rối loạn Lipid máu

Điều chỉnh Lipid máu đặc biệt là quan tâm đến vấn đề giảm thiểu Cholesterol. Khi cơ chế sinh bệnh xơ vữa động mạch chưa được hiểu hoàn toàn thì tổn thương và hậu quả rối loạn chức năng của các tế bào nội mạc mạch máu là rất sớm. Có nhiều nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng tăng Cholesterol là một trong những yếu tố nguy cơ độc lập của đột quỵ não.

4. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Việc cần làm để hạn chế đột quỵ bằng chế độ dinh dưỡng là ăn muối và Kali hợp lý bởi ăn mặn làm tăng huyết áp. Đối với các nước nhiệt đới chỉ nên giảm muối vừa phải do mất muối qua mồ hôi. Ngoài ra chế độ ăn ít Kali làm tăng nguy cơ đột quỵ do huyết áp. Vì thế nên ăn thêm hoa quả và rau xanh để bổ sung Kali.

Đối với những người ăn kiêng, mức độ ăn kiêng được khuyến cáo chung là không quá 2.4g Natri mỗi ngày, tương đương với 6g muối ăn Natriclorua. Những bệnh nhân tăng huyết áp nếu giảm thiểu bớt lượng muối ăn khoảng 40mg/ngày thì có khả năng giảm được nguy cơ tăng huyết áp hoặc biến chứng của bệnh tim mạch.

5. Tập thể dục đều đặn thường xuyên

Việc luyện tập thể dục làm giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Người thường xuyên hoạt động đủ mạnh để cơ thể đẫm mồ hôi đã có thể giảm bớt được 20% nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, tập thể dục mức độ trung bình như đi bộ, đạp xe, bơi lội 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần được xem là rất hữu hiệu. Việc tập luyện thể dục đều đặn cũng góp phần cải thiện đường máu , giảm tỷ lệ kháng Insullin, giảm cân, cải thiện Lipid, hạn chế tiến triển tổn thương, xơ vữa động mạch, cải thiện huyết áp, giảm huyết áp tâm thu, béo phì.

6. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Hỗ trợ chống bệnh đái tháo đường để làm giảm nguy cơ đột quỵ não. Nghiên cứu ở Framinham đã xác định rằng nguy cơ đột quỵ cao hơn trong những bệnh nhân đái tháo đường so với những bệnh nhân không đái tháo đường. Khi một bệnh nhân đái tháo đường bị đột quỵ thì hậu quả hiểm nghèo hơn nhiều so với bệnh nhân không bị đái tháo đường. Lý do của hậu quả này là do bệnh nhân bị đái tháo có vòng tuần hoàn nghèo nàn.

7. Hạn chế béo phì

Cần hạn chế béo phì, đặc biệt là béo bụng bởi đây là nguy cơ đột quỵ não lớn. Nghiên cứu sức khoẻ dinh dưỡng xác định rằng gia tăng chỉ số khối cơ thể > 27kg/m2 và tăng cân nặng sau 18 tuổi làm tăng yếu tố nguy cơ của nhồi máu não.

8. Phát hiện và hỗ trợ kịp thời các bệnh lý về tim

Các vấn đề bệnh tim như rối loạn nhịp, rung nhĩ, tổn thương van tim, các tổn thương cơ tim đặc biệt là nhồi máu mới và nhồi máu cũ khiến khả năng đột quỵ não tăng cao. Khi hỗ trợ điều trị cũng cần sử dụng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia liên ngành.

Tư vấn hỗ trợ điều trị bệnh đột quỵ

Khi đột quỵ xảy ra, việc di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế cũng cần đảm bảo ổn định, nên lắng nghe ý kiến của chuyên gia thần kinh. Đến được cơ sở y tế, việc hỗ trợ cấp cứu điều trị đột quỵ não cần tiến hành khẩn trương, đúng quy trình. Tầm ảnh hưởng của việc hỗ trợ cấp cứu sớm là rất quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp thường được chuyên gia thần kinh áp dụng khi tiếp nhận bệnh nhân.

1. Hỗ trợ điều trị đột quỵ não tổng hợp

Tổng hợp các phương pháp hỗ trợ điều trị đột quỵ não

Tổng hợp các biện pháp hỗ trợ điều trị đột quỵ

  -  Điều chỉnh huyết áp cao: Tuần hoàn máu là vấn đề quan trọng  đầu tiên để khắc phục đột quỵ não. Ở vùng này, mạch máu giãn tối đa do cơ chế bảo vệ tự động của thành mạch mất chức năng do thiếu Oxy. Do đó chỉ số bơm máu lên não phụ thuộc vào huyết áp động mạch. Nếu huyết áp bị hạ đột ngột hoặc bị hạ nhiều sẽ gây áp lực bơm máu vùng tranh tối – tranh sáng gây ra tình trạng chết tế bào vĩnh viễn. Do đó cần ổn định, điều chỉnh huyết áp.

  -  Điều chỉnh huyết áp thấp: Huyết áp thấp cũng cần được cải thiện ngay. Tìm và giải quyết nguyên nhân gây huyết áp thấp như dược phẩm, khối lượng thải ra, suy thất trái hay bệnh thần kinh,… 

  -  Ngừng , giảm liều lượng các dược phẩm gây hạ huyết áp

  -  Hỗ trợ điều trị suy thất trái, thiếu máu

  -  Loại bỏ lợi niệu và Alpha – betablocker

  -  Loại bỏ sự mất nước

  -  Bù đủ khối lượng dịch, máu căn cứ theo xét nghiệm.

  -  Khắc phục phù não, hạn chế phù não: Phù não thường xuất hiện sau khi tắc mạch 3 giờ đồng hồ và tối đa là 24 giờ đồng hồ, tồn tại lan toả trong 72 giờ. Việc hỗ trợ chống phù não tích cực bao gồm:

  • Kê đầu giường bệnh cao 25-30 độ
  • Hạn chế kích thích và dịch truyền
  • Tăng thông khí, PCO2 cần đạt 25-35 mmHg ngay lập tức
  • Phẫu thuật giảm chèn ép và dẫn lưu.
  • Dược phẩm theo chỉ định. Không dùng Glucoza dưới bất cứ hình thức nào.


  -  Duy trì đường máu, đường thở, giảm thân nhiệt và tăng cường chuyển hoá: Các nhà nghiên cứu khuyên nên đảm bảo lượng đường máu của bệnh nhân ở mức <160-180mg%. Ở các bệnh nhân rối loạn chức năng hô hấp, thiếu Oxy vùng tranh tối – tranh sáng cần cho thở Oxy, thông thoáng đường thở, hút đờm rãi, hạn chế nhiễm trùng phế quản ngay lập tức. Tránh cho ăn đường miệng và đề phòng viêm phổi trào ngược. Ngoài ra, việc giảm thân nhiệt sẽ làm giảm nhu cầu chuyển hoá các noron tăng sức chịu đựng của cơ thể.

2. Các kỹ thuật hỗ trợ điều trị và dự phòng đột quỵ

-  Kỹ thuật tạo hình động mạch qua da
-  Giải phóng, làm tiêu cục tắc huyết khối gây tắc mạch
-  Nong rộng lòng mạch ở các động mạch bị hẹp
-  Hỗ trợ điều trị phình mạch, dị dạng động – tĩnh mạch bằng các kỹ thuật gây tắc mạch hoặc nút mạch bằng coil kim loại
-  Kỹ thuật khai thông động mạch
-  Kỹ thuật lấy máu tụ, giảm ép não bằng phẫu thuật
-  Hỗ trợ điều trị các u mạch, dị dạng mạch bằng phẫu thuật định vị.

Cách phục hồi di chứng sau đột quỵ hiệu quả

1. Phục hồi di chứng đột quỵ não bằng vật lý trị liệu

Hiện nay có khoảng 15-25% bệnh nhân đột quỵ não gặp di chứng liệt, phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác. Liệt là một trong số những di chứng khó khắc phục nhất của đột quỵ. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều bệnh nhân đã hỗ trợ điều trị hiệu quả, hoà nhập với cuộc sống. Áp dụng vật lý trị liệu phục hồi di chứng cần chú ý đảm bảo các nguyên tắc qua giai đoạn.

Phương pháp giúp phục hồi di chứng sau đột quỵ nhanh chóng và hiệu quả

Phục hồi di chứng đột quỵ não nhanh chóng – hiệu quả

 Giai đoạn đầu

Người thân, chuyên gia bác sĩ giúp bệnh nhân tập các bài tập nhẹ nhàng, đều đặn để vận động tay chân bên liệt.

-  Tập lăn nghiêng 2 bên: Bệnh nhân nằm ngửa, người hỗ trợ giúp bệnh nhân nâng chân tay bên liệt lên, đưa ra phía trước rồi lăn người sang bên lành. Tập lăn sang bên liệt thì ngược lại.

-  Tập vận động vai, tay: Bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên phía đầu và xuống phía chân, càng xa càng tốt.

-  Dồn trọng lượng lên chân liệt: bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Bệnh nhân nâng chân lành lên khỏi mặt giường để dồn trọng lượng lên chân liệt.

-  Làm cầu: Bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Bệnh nhân cố gắng tự nâng mông lên khỏi mặt giường. Giữ 2 bên hông ngang nhau rồi nâng chân lành lên khỏi mặt giường để toàn bộ trọng lượng dồn lên chân liệt.

 Video hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bị liệt

 Giai đoạn sau

Ở giai đoạn này việc tập luyện được thực hiện ở những tư thế khác nhau như nằm, ngồi, đứng, quỳ, vận động trên nệm, lăn, chuyển tư thế từ nằm sang quỳ chống tay, đứng lên. Khi tập cần chú ý phối hợp, thở sâu. Giai đoạn này chú trọng  thực hiện những bài tập hỗ trợ co cứng cơ.

Đối với trường hợp hỗ trợ giảm thiểu co rút khớp vai cần nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau, ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên quá đầu cho đến khi 2 tay chạm vào mặt giường rồi đưa tay xuống phía dưới chân.

2. Sử dụng dược phẩm và thực phẩm chức năng

Dược phẩm phục hồi di chứng

Đối với việc sử dụng dược phẩm để phục hồi di chứng, người bệnh, người thân của bệnh nhân cần chú ý đảm bảo theo đơn và chỉ định của y bác sĩ. Một số dược phẩm hỗ trợ chống kết tập tiểu cầu như Aspirin, Ticlopidin, Dipyridamol hay dược phẩm hỗ trợ chống đông như Heparin, Wafarin, Coumadin, Lovenox,… thường được áp dụng. Khi sử dụng dược phẩm cần chú ý đến thể trạng, phản ứng của bệnh nhân nhằm hạn chế nguy cơ phản ứng phụ.

Thực phẩm chức năng phục hồi di chứng

Tại thị trường Việt Nam có nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tai biến, phục hồi di chứng do đột quỵ gây ra như ngưu hoàng, kiện não hoàn, hoa đà tái tạo hoàn,… Các sản phẩm này được cộng đồng người tiêu dùng đánh giá cao với nhiều công dụng hữu ích như dự phòng đột quỵ não thể nhồi máu, hỗ trợ phục hồi di chứng đột quỵ não gây ra. Xem thêm các sản phẩm an cung ngưu hoàng hoàn <<<  tại đây.

An cung ngưu hoàng hoàn thực phẩm hỗ trợ điều trị đột quỵ

An cung ngưu hoàng hoàn là thực phẩm chức năng hỗ trợ tai biến

An cung ngưu hoàng hoàn vốn được biết đến là một trong những loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ Trung Quốc hàng trăm năm trước. Sản phẩm chủ yếu được áp dụng cho các trường hợp đột quỵ não với thành phần cơ bản là sừng trâu, ngưu hoàng, xạ hương và 20 loại dược liệu Đông y cao cấp khác. Hiện nay an cung ngưu hoàng hoàn có nguồn gốc từ Trung Hoa và Hàn Quốc đem lại sự tiện lợi và phục hồi nhanh chóng di chứng tai biến. Bên cạnh an cung ngưu hoàng hoàn, bệnh nhân có thể áp dụng hoa đà tái tạo hoàn là một giải pháp hỗ trợ phục hồi di chứng với tác dụng hoạt huyết, thông kinh lạc, hành khí, giảm đau. Hoặc cũng có thể áp dụng các sản phẩm kiện não hoàn, viên uống 70 vị trân châu hoàn Tây Tạng,… Tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ phục hồi di chứng đột quỵ não tại https://www.thuoctimmach.vn  

Đột quỵ não là căn bệnh nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng con người một cách thầm lặng, nhanh chóng mà ít có dấu hiệu báo trước. Việc hỗ trợ điều trị, hỗ trợ dự phòng đột quỵ não là cần thiết khi mà hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh đang dần tăng cao và có xu hướng trẻ hoá. Không những thế, xã hội, môi trường phát triển là điều kiện thuận lợi để “kẻ giết người” đột quỵ não hoành hành. Vì thế bạn nên tìm hiểu kiến thức, tham khảo cách dự phòng, hỗ trợ phục hồi bằng thực phẩm chức năng, vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để bản thân và các thành viên trong gia đình luôn khoẻ mạnh. 

Để biết thêm thông tin chi tiết an cung ngưu hoàng hoàn là gì bạn có thể tham khảo bài viết: http://www.thuoctimmach.vn/thong-tin-chi-tiet-ve-thuoc-an-cung-nguu-hoang-hoan-can-biet-truoc-khi-dung-n136

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi