Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não
Những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não cần được chăm sóc và theo dõi thường xuyên không chỉ trong quá trình cấp cứu - điều trị tại bệnh viện mà sau khi người bệnh xuất viện về nhà vẫn phải có kế hoạch chăm sóc cụ thể (tùy theo tình trạng bệnh của từng người) để nhanh hồi phục các di chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Đặc biệt là giúp cho bệnh nhân tai biến mạch máu não nhanh chóng trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường trước đây.
1. Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não tai bệnh viên:
Trong giai đoạn nguy hiểm này người bệnh cần được theo dõi cẩn thận tại bệnh viện bằng các thiết bị y tế và quan sát trạng thái của bệnh nhân. Nếu huyết áp của người bệnh lên quá 200 mmHg, nhịp tim bị rối loạn, nhịp thở không đều thì cần phải báo ngay cho bác sĩ để kịp thời cấp cứu. Ngoài ra, cân quan sát vận động của các chi, vè mặt, nhân trung và giọng nói của người bệnh để biết bệnh nhân gặp phải di chứng nào và đưa ra phương pháp phục hồi chức năng phù hợp cũng như kế hoạch chăm sóc hợp lý.
Những người chịu trách nhiệm chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não cần tuân thủ đúng theo ý kiến của bác sĩ: cho bệnh nhân uống đúng thuốc , đúng thời gian và đúng liều lượng. Đưa bệnh nhân đi làm các xét nghiệm khi có yêu cầu của bác sĩ.
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ trong giai đoạn điều trị cấp cứu tại bệnh viện
Việc chăm sóc người bệnh lúc này cần hết sức chú ý đến vấn đề vệ sinh, đề phòng nhiễm khuẩn, phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, loét do tì đè, tránh để bị sặc dẫn đến nhiễm trùng phổi. Lau người, vệ sinh các vùng kín cho bệnh nhân ít nhất 1 lần/ngày. Thay ga giường, quần áo cho người bệnh hàng ngày, đảm bảo phòng bệnh luôn được sạch sẽ, thoáng khí.
2. Chăm sóc người bệnh tại nhà
Khi người bệnh đã qua giai đoạn nguy hiểm thì chặng đường điều trị tiếp theo đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì từ cả phía người nhà và người bệnh. Trong quá trình tập luyện hồi phục thì những người thân trong gia đình cần luôn bên cạnh động viên tinh thần cho người bệnh và lưu ý một vài điều trong cách chăm sóc người bệnh tai biến dưới đây:
Lưu ý chế độ luyện tập, nghỉ ngơi
Việc vận động để phục hồi chức năng cần được tiến hành sớm, phù hợp với từng giai đoạn: Cường độ luyện tập có thể tăng dần tùy vào sự tiến triển thể trạng của người bệnh. Tuy thuộc vào các từng loại di chung sau tai bien mà có kế hoạch tập luyện và chăm sóc hằng ngày cho người bệnh.
Người bệnh nên nghỉ ngơi điều độ, đúng giờ, không nên nằm nhiều nên vận động nhẹ nhàng với các bài tập khoảng 20 -30 phút vào buổi sáng và buổi chiều tối mỗi ngày. Việc vận động mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng bị bệnh, đồng thời hạn chế các nguyên nhân như rối loạn lipid máu, béo phì, cao huyết áp,... làm giảm nguy cơ bệnh tai biến mạch máu não bị tái phát lần 2.
Tập các bài tập vật lý trị liệu tại nhà
Cần sớm áp dụng các bài tập vận động, đặc biệt chú ý đến các bộ phận: khuỷu, vai, háng và mắt cá. Việc áp dùng các bài vận tập vận động sẽ giúp tăng chức năng của các chi và đánh giá được sự tàn phế.
Tập các bài tập vật lý trị liệu tại nhà cho người bệnh tai biến
Người nhà cần giúp đỡ bệnh nhân tập đứng, dần chuyển sang xe lăn, đi bộ và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: mặc quần áo, cởi quần áo, ăn, đánh răng, rửa mặt, tắm rửa nếu trong khả năng của người bệnh, tránh các hoạt động gắng sức, quá khả năng của người bệnh.
Để giảm thiểu cơ cứng nên kết hợp luyện tập với xoa bóp và châm cứu. Với bệnh nhân mất thăng bằng nên thường xuyên đứng, đi lại giữa hai thanh xà song song.
Nếu bệnh nhân liệt nhẹ chi dưới sẽ thích hợp với phương pháp: tay vịn dọc theo cạnh giường, theo tường để có thể dần độc lập, tự phục vụ bản thân.
6 bài tập phục hồi chức năng cho người bị tai biến mạch máu não
Trong trường hợp người bệnh phải điều trị ngôn ngữ
Ban đầu, việc hỗ trợ bệnh nhân phục hồi ngôn ngữ giống như trẻ tập nói. Tập cho bệnh nhân nhận biết các ký hiệu, dạy các bài hát đơn giản sau đó tăng dần độ khó. Phát triển từ âm tiết đơn giản cho đến các câu nói hàng ngày để bệnh nhân dần có thể nói chuyện với người khác.
Có thể cho bệnh nhân sử dụng các sách, báo quen thuộc, đơn giản để nhận biết mặt chữ rồi tập đọc chậm từng chữ một. Khi bệnh nhân đạt được thành tích cần phải tích cực cổ vũ, khuyến khích.
Việc phục hồi ngôn ngữ có thể tiến hành tại nhà, dưới sự giúp đỡ của người thân sẽ dễ đạt được sự phối hợp hài hòa, giảm tâm lý nặng nề cho người bệnh
Chú ý đến tâm lý của người bệnh
Trong giai đoạn luyện tập này người nhà cũng hết sức quan tâm đến tâm lý người bệnh, thường xuyên động viên, khuyến khích để người bệnh dần độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.
Thường xuyên động viên, khuyến khích để người bệnh mau chóng phục hồi
Không gian giường ngủ cho người bệnh cũng cần đảm đảo sự thoáng mát. Với những người bị liệt sau thì nên đặt người bệnh nằm sao cho bên liệt hướng ra ngoài để được tiếp xúc nhiều nhất với các tác động từ môi trường.
Sau tai biến mạch máu não nhiều người đã rơi vào trầm cảm chính bởi sự khủng hoảng về tâm lý, mặc cảm, dễ tự ái, xu hướng muốn được phục vụ... Vì vậy để người tai biến có thể vượt qua được tâm lý chán nản, tiêu cực, u uất thì những người thân trong gia đình và mọi người xung quanh nên thường xuyên động viên, tạo môi trường thoải mái cho người bệnh. Nếu tình trạng nghiêm trọng cần đưa bệnh nhân tới khoa thần kinh của bệnh viện để tiến hành điều trị.
Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
Xây dựng chế độ dinh dưỡng để chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não tốt nhất. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo sự cân bằng giữa các chất protein, chất béo và cacbonhydrate, hạn chế ăn măn và sử dụng ít muối trong khi chế biến món ăn cho người bệnh.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị tai biến mạch máu não
Với những người bệnh tai biến mạch máu não mắc di chứng trong rối loạn nuốt thì cần ăn những loại thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, và có thể chia ra thành nhiều bữa ăn trong ngày,... hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và mỡ động vật, tránh các chất đường bột, giảm lượng calo nạp vào cơ thể.
+/ Trong giai điều trị cấp tính: Lúc này chế độ ăn của người bệnh phải hoàn toàn theo sự kiểm soát của bác sỹ, bệnh nhân thường chỉ được ăn đồ ăn lỏng, kiêng thức ăn mặn.
+/ Thời kỳ phục hồi sức khỏe: Chế độ ăn của người bệnh lúc này do người nhà kiểm soát, đảm bảo cho người bệnh hấp thụ đủ lượng protein, vitamin cần thiết, chất xơ thực vật, tránh để người bệnh bị táo bón.
Lưu ý: Một số nhóm thực vật có tác dụng hỗ trợ phục hồi sức khỏe đối với người bệnh tai biến nhưng không thể thay thế được các dược liệu, vì vậy người bệnh vẫn phải kiên trì dùng thuốc.
Vấn đề tiểu tiện cho bệnh nhân cũng cần lưu ý, nắm bắt được giờ tiểu tiện, đại tiện của bệnh nhân. Đôi khi cần huấn luyện theo giờ giấc giống như huấn luyện cho trẻ đại tiện. Phải kiên nhân, động viên người bệnh.
Thay đổi thiết kế phù hợp với sinh hoạt của người tai biến
Để người bệnh có thể tự vận động, sinh hoạt cần chú ý: lối đi lại không nên có bậc, lối cửa ra vào phải đủ rộng, bồn rửa mặt, nơi vào vệ sinh cần thuận tiện cho người khuyết tật sinh hoạt, tự chăm sóc bản thân.
Trong phòng tắm có thể để một chiếc ghế tựa đặt gần vòi nước giúp người khuyết tật dễ dàng sử dụng. Buộc bông tắm vào que dài để người bệnh tự cọ phần bên bị liệt. Nên trải thảm chống trơn trượt ở trong nhà tắm, nhà vệ sinh để người bệnh ko bị trượt ngã.
Nếu khu vệ sinh không tiện cho người bệnh thì nên sử dụng ghế tựa có đục lỗ ở giữa và đặt bô phía dưới gầm ghế để người bệnh tiện đi vệ sinh hơn.
Lưu ý chung: Việc hồi phục sức khỏe với người bệnh tai biến là việc làm dần dần, cần có thời gian, thực hiện tuần tự, tránh hấp tấp, cầu thành quả, nên giúp đỡ người bệnh luyện tập tích cực trong khả năng.
Ngoài việc lưu ý trong việc chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não thì nên cho người bệnh sử dụng kết hợp với một số loại thuốc hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh tái phát lần 2. >>>> Bí quyết ngăn ngừa bệnh tai biến mạch máu não tái phát