Bí kíp xây dựng thực đơn hàng ngày tốt cho người bệnh tim mạch

Chế độ dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày cho người mắc bệnh tim mạch

Một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho cơ thể chính là một trái tim không khỏe. Để có một trái tim khỏe mạnh bạn cần biết những loại thức ăn nào có lợi cho tim của mình. Việc ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn giảm thiếu nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như đẩy lùi nguy cơ phát triển ở người bệnh. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn những thực phẩm tốt cho người bệnh tim mạch. Một số bí kíp nhỏ có thể giúp bạn lựa chọn được những thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch.

Trong buổi "Tư vấn trực tuyến chế độ dinh dưỡng, vận động giúp tim khỏe mạnh", GS.TS.BS Đỗ Đức Lợi, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam đã khuyên một người mỗi ngày nên ăn  khoảng 400g rau quả chín, 200g cá, 25g đạm đậu nành, tập 20 phút cardio... để bảo vệ tim mạch luôn khỏe mạnh.

Cũng trong buổi trò chuyện đó, Phó giáo sư - Tiến sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc cũng đã khuyên nên dùng các chất béo hợp lý, hạn chế đường đơn, đường đôi (dưới 5% năng lượng cả ngày) và luôn giữ trọng lượng cơ thể ở mức BMI = 20-22 kg/m2; ăn 400g rau xanh và quả chín; 25g đạm đậu nành; nêm dưới 5g muối mỗi ngày. Những yếu tố như béo phì, thuốc lá, rượu nặng, thức khuya, stress... là những kẻ thù không đội trời chung với trái tim.

Lựa chọn thực phẩm tốt cho tim mạch

Ăn gì tốt cho tim mạch?

1. Kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày của bạn

Loại thuốc tim mạch tốt nhất đó chính là những thực phẩm ăn hàng ngày. Việc bạn ăn bao nhiêu, bạn ăn cái gì là điều vô cùng quan trọng với người bệnh. Việc ăn không đúng liều lượng, ăn không kiểm soát sẽ khiến lượng calories, chất béo và cholesterol  hấp thu dư thừa nhiều hơn bạn cần. Vì thế bạn cần kiểm soát và theo dõi khẩu phần ăn với mức độ phù hợp để khống chế lượng thực phẩm bạn ăn vào. Các thực phẩm giàu chất dinh dưỡngít calories như hoa quả, rau củ nên ăn nhiều để bố sung các khoáng chất có lợi, giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu và cân bằng áp lực dòng màu của hoạt động tim. Cần hạn chế thực phẩm có hàm lượng calorie cao, thực phẩm nhiều natri, thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.

Ăn nhiều rau và hoa quả

Đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, ít calorie và nhiều chất xơ. Việc ăn nhiều rau quả sẽ giúp bạn giảm thiểu hơn các thực phẩm giàu chất béo như thịt, phomai và đồ ăn vặt. Nên ăn các loại hoa quả tươi hoặc đông lạnh, đóng hộp và có hàm lượng natri thấp, nước ép hoa quả sẽ tốt cho hoạt động của trái tim. Cần hạn chế thực phẩm như dừa, các loại rau và sốt kem, rau chiên hoặc tẩm bột, hoa quả đóng hộp siro và hoa quả đông lạnh có thêm đường vì nó có thể nên các tình trạng xơ động mạch. 

Bổ sung hoa quả tươi và ngũ cốc vào khẩu phần ăn hàng ngày cho người bệnh tim

Bổ sung hoa quả tươi và ngũ cốc vào khẩu phần ăn hàng ngày cho người bệnh tim

Ngũ cốc nguyên hạt

Đây là loại thực phẩm giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng đóng vai trò điều hòa huyết áp và tim mạch. Những loại thực phẩm nên ăn như bột mỳ chưa rây, bánh mỳ ngũ cốc, 100% ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc với hàm lượng chất xơ nhiều hơn 5g trong một khẩu phần, gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, hạt lanh, kiều mạch,...

Hạn chế cholesterol và chất béo không tốt

Với hàm lượng cholesterol cao dễ tạo thành các mảng bám trong lòng mạch dẫn đến xơ vữa động mạch và là nguy cơ cao gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ não. Nên ăn các chất béo chưa bão hòa như dầu oliu hoặc dầu hạt cải, margarine không chứa chất béo chuyển hóa và hàm lượng cholesterol thấp. Cần tranh các thực phẩm như bơ, mỡ lợn, thịt xông khói, sốt kem thường có trong chocolate, dầu dừa,....

Các nguồn protein ít chất béo

Các nguồn thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt gia cầm, cá, các sản phẩm sữa ít béo, lòng trắng trứng, đặc biệt là các loại cá chứa axit béo Omega-3 sẽ giúp giảm hàm lượng triglyceride trong máu. Nên bổ sung các sản phẩm sữa với hàm lượng béo thấp, sữa chua, phomai, cá hồi, cá thu, cá trích, thịt gia cầm không da, đậu nành, các loại hạt như hạt lanh, quả óc chó, dầu hạt cải. Không nên ăn các sản phẩm sữa nguyên kem, lỏng đỏ trứng, phủ tạng động vật, xúc xích, thịt xông khói,...

Kiểm soát thực đơn ăn uống hợp lý cho người bệnh tim

Cần kiếm soát khẩu phần ăn hợp lý cho người bệnh tim mạch

Giảm hàm lượng natri trong bữa ăn

Ăn nhiều natri có thể gây tăng huyết áp và là nguyên nhân gây bệnh tim mạch. Mỗi người không nên hấp thu quá 2300 mg natri/ngày. Những người từ 51 tuổi trở lên hoặc người bị huyết áp cao, tiểu đường, bị bệnh thận không nên ăn quá 1500 mg natri/ngày. Nên bổ sung các loại thảo dược, gia vị, sản phẩm thay thế muối, thực phẩm đóng hộp hoặc ít muối. Cần tránh muối để bàn, thực phẩm đóng hộp, nước ép cà chua, nước tương,..

2. Lên sẵn thực đơn hiệu quả trong ngày

Xây dựng sẵn thực đơn hàng ngày với các loại thực phẩm trên để cung cấp đủ chất trong thực đơn với đủ định lượng và kích cỡ khẩu phần cho phù hợp tùy theo thể trạn của từng người. Bạn có thể ăn kèm các thực phẩm khác nhưng đừng để nó phá hủy chế độ dinh dưỡng lành mạnh của bạn. Điều này vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe cho bạn và mọi người xung quanh.

Tim mạch là căn bệnh nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Do đó, nếu có dấu hiệu của bệnh tim mạch thì hãy đến phòng khám uy tín để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tham khảo: BS. Đỗ Doãn Lợi

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi