Bệnh đột quỵ là bệnh gây nên tỷ lệ tàn tật và tỷ lệ tử vong cao. Theo kết quả thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì đột quỵ đứng vị trí thứ 3 trong số các nguyên nhân gây tử vong ở người già. Hai nguyên nhân đầu tiên là bệnh ung thư và tim mạch. Chính vì mức độ nguy hại cao nên mọi người cần nâng cao nhận thức phòng bệnh, ngăn ngừa bệnh đột quỵ từ giai đoạn sớm.
MỤC LỤC
(Bấm vào mục bạn muốn xem)
- Bệnh đột quỵ là gì?
- Biện pháp phòng tránh đột quỵ hiệu quả
Đột quỵ - căn bệnh gây tử vong hàng đầu
Bệnh đột quỵ là gì?
Bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Trong cuốn Tủ sách bệnh và cách chữa trị bệnh tai biến mạch máu não, 2004, nhà xuất bản Khoa học Giáo dục Thượng Hải, tác giả Li Wen-Tong Qiang có đưa ra định nghĩa: “Tai biến mạch máu não là chứng bệnh lâm sàng tổng hợp do những thay đổi của mạch máu não dẫn đến những biến đổi khác thường của vòng tuần hoàn não mà gây ra trở ngại cho chức năng của não bộ, hoặc những phần không được nuôi dưỡng sẽ bị hủy hoại và nhũn ra”.
Căn cứ theo phương pháp trị liệu thì bệnh tai biến mạch máu não có thể phân thành: chảy máu não, thiếu máu não và rối loạn mạch máu não.
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Bao gồm các nguyên nhân chính sau:
- Xơ vữa động mạch: Các mảng xơ vữa khiến động mạch dần bị xơ cứng và dẫn đến tắc mạch máu não.
- Những tổn hại động mạch như khối u động mạch, viêm động mạch hoặc lây nhiễm…
- Huyết áp thay đổi: Huyết áp hạ xuống thấp quá hoặc tăng lên cao quá cũng dẫn đến tai biến.
- Các nhân tố nguy hại như cao huyết áp, bệnh đái tháo đường, thể trạng béo phì, hút thuốc lá, uống thuốc tránh thai trong thời gian dài hay tình trạng thiếu máu não trong thời gian ngắn. Dựa trên xét nghiệm lâm sàng thì có rất nhiều các nhân tố nguy hại như:
- Tinh thần bị kích động, tập trung suy nghĩ cao độ, sợ hãi, khủng hoảng, tổn thương đột ngột, quá sức.
- Khí hậu thay đổi.
- Ăn uống vô độ, đặc biệt là nghiện rượu, thuốc lá.
- Làm việc quá sức
- Uống thuốc không đúng cách, dùng quá liều lượng.
Các di chứng phổ biến sau đột quỵ:
Các di chứng kinh hoàng sau đột quỵ
Liên quan đến thân và các chi: Bệnh nhân thường mắc các chứng liệt nửa người, cùng với biểu hiện rung giật cơ, co cứng hoặc co rút, loạn giữ tư thế. Xuất hiện chứng phù nề cục bộ hoặc toàn thân, biểu hiện xanh tím ở đầu chi và lạnh da do động mạch bị bít tắc.
Gặp vấn đề nuốt, tiểu tiện không tự chủ
Về thần kinh: Các thiếu hụt nhận thức hoặc trầm cảm chiếm đến 70%, trầm cảm nặng nề xảy ra chiếm 33% trong tất cả các bệnh nhân sau đột quỵ. Trầm cảm phản ứng có thể xác định với biểu hiện lời nói hưng phấn, sợ hãi hoặc cơn thịnh nộ của nạn nhân. Bệnh nhân có biểu hiện thờ ơ, trầm cảm, bàng quan, khóc, cười vô duyên cớ hoặc mắc chứng hoang tưởng.
Người bệnh sau tai biến mạch máu não có sự biến đổi rất lớn về tính tình, dễ cáu kỉnh, thường hay suy nghĩ cực đoan đối với bản thân.
Rối loại thị lực: Chứng rối loạn thị lực sau tai biến ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh với các mức độ như: mắt nhìn mờ, mù một bên hoặc thậm chí mù cả hai bên. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì bệnh nhân vĩnh viễn không thể nhìn lại được.
Rối loạn ngôn ngữ: Sau tai biến mạch máu não người bệnh thường bị rối loạn ngôn ngữ với biểu hiện như méo tiếng, không phát âm được, nói lắp, nói không đúng ngữ pháp, thiếu nghĩa…
Rơi vào hôn mê: Nhiều bệnh nhân tai biến đã phải sống trong tình trạng thực vật kéo dài, chết não. Lúc này người bệnh hoàn toàn không đáp ứng với các kích thích bên ngoài, không có khả năng hô hấp tự chủ.
Các biện pháp phòng tránh đột quỵ hiệu quả
Để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ thì cần loại trừ các nhân tố nguy hại. Dưới đây là các cách phòng tránh đột quỵ cụ thể:
1. Giữ tinh thần thoải mái, tránh để rơi vào tình trạng quá căng thẳng, xúc động mạnh.
Cần giữ tâm trạng thoải mái để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ
Áp lực từ công việc, các mối quan hệ, gia đình, tình cảm…có thể khiến nhiều người mất bình tĩnh, khủng hoảng về tâm lý. Khi đó cần tìm giải pháp để điều tiết cảm xúc, giảm căng thẳng, có thể áp dụng một số phương pháp như:
- Dành ra 5 phút để trấn tĩnh, hít thở sâu và giữ nhịp thở ổn định;
- Ngồi xuống ghế thư giãn trong tư thế chân tay thả lỏng;
- Cố gắng không làm trầm trọng vấn đề;
- Đi dạo bộ;
- Tìm người chia sẻ;
- Đi massaage;
- Nhìn sự việc tích cực hơn;
- Tìm các hoạt động giải trí để giúp tâm trạng thoải mái hơn.
2. Rèn luyện cơ thể để thích nghi với những biến đổi đột ngột của thời tiết
Mùa đông người già cần giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ giảm mạnh
Mùa đông là thời điểm tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ tăng cao. Nguyên nhân đột quỵ khi trời lạnh là vào thời điểm này các mạch máu sẽ co lại dẫn tới tăng huyết áp, dễ dẫn đến biến cố đau thắt ngực, vỡ mạch máu khiến tăng nguy cơ đột quỵ. Để đề phòng đột quỵ vào thời điểm lạnh thì cần phải mặc đủ ấm, hạn chế ra khỏi nhà vào thời điểm quá lạnh, giữ cho huyết áp ổn định, vận động phù hợp, không nên ra khỏi chăn ấm đột ngột. Mùa lạnh, người trung niên và cao tuổi nên sử dụng đồ uống ấm nóng để giữ ấm cơ thể: nấu nước nấm linh chi, nhân sâm hay sử dụng sản phẩm cao hồng sâm, cao linh chi…cũng được coi là giải pháp rất hữu hiệu.
3. Kiểm tra sức khỏe tổng thể thường xuyên
Người từ độ tuổi trung niên trở lên cần kiểm tra sức khỏe định kỳ
Việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm đặc biệt với những người từ độ tuổi 50 trở lên để phát hiện sớm các nguy cơ là biện pháp giảm thiểu tối đa bệnh tai biến mạch máu não. Nhiều bệnh nhân tai biến trước đó nghĩ rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh nhưng thực tế là trong cơ thể của họ đang có bệnh hoặc ủ bệnh mà không biết đặc biệt như bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao…Vì vậy việc kiểm tra sức khỏe là việc làm thực sự cần thiết để phòng ngừa tai biến.
4. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
Cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học để ngăn ngừa đột quỵ
Trong chế độ ăn uống cần giảm chất béo động vật, tăng cường ăn cá hồi, hải sản hay yến mạch cũng rất tốt để giảm cholesterol xấu; kiểm soát khẩu phần ăn; cần ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ và không nên ăn mặn. Cố gắng giảm và bỏ dần thuốc lá, bia rượu.
Người bị đột quỵ nên ăn gì và kiêng ăn gì để phục hồi tốt hơn?
5. Sử dụng thuốc hỗ trợ phòng bệnh đột quỵ
Với người có tiền sử huyết áp, tim mạch, tiền đình hay tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe như kiểm soát huyết áp hay sử dụng thuốc điều trị liên tục, đúng lịch trình. Với người có tiền sử huyết áp, tim mạch thì có thể tham khảo sử dụng dòng sản phẩm An cung ngưu hoàng hoàn để hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa nguy cơ tai biến.
An cung ngưu hoàng hoàn dường như là sản phẩm phổ biến trong tủ thuốc của gia đình có cha mẹ, ông bà cao tuổi. Đây là loại sản phẩm nam dược có thành phần hoàn toàn là các dược liệu quý trong đông y như: hoài sơn, cam thảo, bạch sâm, bồ hoàng, thần khúc, nhục quế, đông sương, bạch thược, ngưu hoàng, xạ hương, bạch môn, hoàng cầm, đương quy, phòng phong, bạch truật, sài hồ, hạnh nhân…Từng loại dược liệu này đều có tác dụng hỗ trợ lưu thông mạch máu, khai khiếu, làm tan các cục máu đông, thông các đoạn mạch hẹp từ đó giúp huyết áp ổn định, ngăn ngừa các mảng xơ vữa phòng tránh nguy cơ tai biến do nhồi máu não hoặc tắc mạch máu não.
An cung ngưu hoàng hoàn – niềm vui cho bệnh nhân bị đột quỵ
An cung ngưu hoàng hoàn được điều chế theo công thức cổ truyền có từ hàng trăm năm nay. Từng thành phần dược liệu được nghiên cứu hết sức tỉ mỉ, chính xác đến từng mg cùng với công nghệ bào chế hiện đại giúp phát huy được tối đa các thành phần dược tính mang lại hiệu quả tích cực.
Sản phẩm về Việt Nam theo hình thức nhập khẩu chính ngạch hoặc qua hình thức xách tay. An cung ngưu hoàng hoàn được Bộ Y tế và cục An toàn thực phẩm kiểm duyệt về chất lượng và cấp phép lưu hành dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Trên thị trường hiện có hai dòng là: an cung ngưu hoàng hoàn Trung Quốc và an cung Hàn Quốc với nhiều sản phẩm khác nhau. Để mang lại hiệu quả cần sử dụng sản phẩm phù hợp với tình trạng cơ thể, sức khỏe của từng người. Do vậy, trước khi mua người tiêu dùng cần tham khảo thông tin kỹ lưỡng và lưu ý tìm đến các cơ sở phân phối uy tín để đảm bảo mua được hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng.
Thùy Linh
Tham khảo: BS. Nguyễn Lân Việt